Chi bộ Trường THTH ĐHSP về nguồn tại khu di tích chiến khu Đ PDF. In Email
Thứ ba, 07 Tháng 5 2019 16:55

Ngày 24/4/2019, Chi bộ Trường THTH ĐHSP đã có chuyến đi về nguồn tại khu di tích Trung ương Cục Miền Nam (Chiến khu Đ) thuộc địa bàn xã Mã  Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Chiến khu Đ được xây dựng vào cuối tháng 2 năm 1946. Khi thực dân Pháp chiếm đóng được quận lỵ Tân Uyên, thành lập chi khu. Tổng hành dinh Khu 7 và lực lượng vũ trang Biên Hòa, Thủ Dầu Một rút sâu vào rừng. Công tác xây dựng căn cứ được đặt ra một cách cấp thiết tại Hội nghị bất thường của Khu bộ khu 7 ở Lạc An. Được hội nghị chấp thuận, việc xây dựng căn cứ được triển khai có hệ thống, các cơ quan, đơn vị, công xưởng v.v. phân chia đóng từng khu vực.[2

Trong kháng chiến chống Pháp, phạm vi chủ yếu của chiến khu Đ nằm trên vùng đất: Tây giáp đường 16 đoạn từ thị trấn Tân Uyên lên Cổng xanh; Bắc giáp Sông Bé đoạn từ cầu Phước Hòa lên Chánh Hưng, Đông vẫn giáp Sông Bé đoạn từ Chánh Hưng đến ngã ba Hiếu Liêm và Nam giáp sông Đồng Nai đoạn từ ngã ba Hiếu Liêm về thị trấn Tân Uyên.

Sang kháng chiến chống Mỹ, do đặc điểm về quy mô của cuộc chiến tranh, trung tâm căn cứ chuyển dần lên phía Đông Bắc. Đến đầu năm 1975, căn cứ được xây dựng hoàn chỉnh, phạm vi phát triển đến mức cao nhất. Toàn bộ căn cứ địa nằm ở phía Bắc sông Đồng Nai, phía Tây giáp địa giới hai tỉnh Bình LongPhước Long cũ, phía Bắc giáp biên giới Việt NamCampuchia và phía Đông giáp địa giới ba tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đắc Lắc hiện nay kéo về rừng Cát Tiên phía thượng nguồn sông Đồng Nai bên hữu ngạn.

Nằm trong vùng rừng núi phía Bắc miền Đông Nam Bộ, địa thế hiểm trở, chiến khu Đ là một khu vực lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ, nơi cất giấu lực lượng, cất giữ kho tàng và phát triển mọi mặt của một căn cứ địa kháng chiến. Lưng dựa vào dãy Trường Sơn và vùng rừng núi miền Nam Đông Dương, dính với một phần đoạn cuối Đường mòn Hồ Chí Minh, phía trước lấn sát vùng đồng bằng đông dân cư và các khu đô thị lớn, chiến khu Đ còn là một vị trí án ngữ chiến lược, nối nhiều chiến trường với nhau, là một trong những địa điểm liên lạc, tiếp nối, vận chuyển quan trọng từ hậu phương miền Bắc vào tiền tuyến miền Nam. Hơn nữa, với ưu thế tiếp cận các đường giao thông chiến lược, các đô thị lớn và thành phố Sài Gòn, chiến khu Đ có ưu thế là một bàn đạp quân sự tiến công vào mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.[2]

Nằm án ngữ trên hành lang cửa ngõ phía Bắc Sài Gòn, nối thông lên vùng rừng núi cao nguyên miền Trung Việt Nam, chiến khu Đ giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Trong hai cuộc kháng chiến, chiến khu Đ là căn cứ địa quan trọng của tỉnh Biên Hòa, Thủ Dầu Một, của Quân khu 7 và toàn miền Nam Việt Nam.

Chiến khu Đ được coi là trung tâm kháng chiến, là nơi ra đời và phát triển của các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ như tiểu đoàn 800, trung đoàn 762, sư đoàn 9, sư đoàn 5. Tên Chiến khu Đ gắn liền với những chiến công vang dội trong lịch sử chống ngoại xâm của quân dân miền Đông Nam Bộ (các chiến thắng Lạc An, Tân Uyên, Phước Thành, Đất Cuốc, Đồng Xoài, Phước Long). Sự tồn tại và phát triển của nó đã góp phần vào thắng lợi chung của hai cuộc chiến Chiến tranh Đông DươngChiến tranh Việt Nam.[2]

Về phương diện chính trị, tinh thần, Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của dân Việt, là nguồn hy vọng, là niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và người dân trên địa bàn miền Đông Nam Bộ