Nguyễn Tiến Dũng PDF. In Email
Thứ bảy, 10 Tháng 10 2020 01:00

 

A. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

Họ và tên: Nguyễn Tiến Dũng
Chức danh: Giảng viên cao cấp
Học vị: Tiến sỹ
Lĩnh vực chuyên môn: Văn học Việt Nam
--------------------------------------------
+ Liên hệ: Văn phòng Khoa Giáo dục Tiểu học, A310, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
+ Email: Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
+ Ngày gia nhập Khoa Giáo dục Tiểu học: tháng 8/2020


 

 

B. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Đại học:

- Ngành học: Ngữ văn

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn

- Năm tốt nghiệp: 1990

2. Sau đại học:

Thạc sĩ:

- Ngành học: Văn học nước ngoài

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

- Tên luận văn: Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway

- Năm tốt nghiệp: 2008

Tiến sĩ:

- Ngành học: Văn học Việt Nam

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

- Tên luận án: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông

- Năm tốt nghiệp: 2016

3. Ngoại ngữ:

- Tiếng Anh: B2

C. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- 09/1986 – 06/1990: Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn

- 08/1990 – 06/1992: Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

- 07/1992 – 06/1993: Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường Trung học Sư phạm Gia Lai

- 07/1993 – 05/2001:

+ Giảng dạy Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Cán bộ Phòng Hành chính-Quản trị Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Bí thư Đoàn TNCSHCM Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Ủy viên Ban chấp hành Đoàn TNCS HCM tỉnh Gia Lai

- 06/2001 – 08/2005: Giảng viên Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

- 09/2005 – 11/2008:

+ Giảng dạy Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Học Thạc sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

- 12/2008 – 02/2011:

+ Giảng dạy Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Cán bộ Phòng Tổ chức-Chính trị Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

- 03/2008 – 11/2011: Học tiếng Lào tại Trường Đại học Champassak, CHDCND Lào

- 12/2011 – 09/2012:

+ Giảng dạy Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Cán bộ Phòng Tổ chức-Chính trị Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

- 10/2012 – 12/2016:

+ Giảng dạy Khoa Tiểu học Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Học Tiến sĩ tại Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

- 01/2017 – 7/2020:

+ Giảng viên Khoa Khoa học Xã hội Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

+ Phó Trưởng khoa Khoa KH Xã hội

- 8/2020 – hiện nay: Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sư phạm TP. HCM

D. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các đề tài nghiên cứu khoa học

Thơ Việt đương đại giai đoạn từ 1986 nay từ góc nhìn văn hóa (Mã số nhiệm vụ: 602.05-2016.01), Đề tài Nafosted 2017-2019 (thành viên)

Sách sưu tầm, chuyên khảo, nghiên cứu và sách giáo khoa

1. Dũng, N, T (2012). Quan hệ Việt-Lào qua góc nhìn văn hóa. Gia Lai, Việt Nam: Sở Thông tin & Truyền thông.

Tên sách tiếng Anh: Vietnam - Laos relations through a cultural perspective

Tóm tắt: Đây là sách về chủ đề văn hóa. Sách bao gồm 42 bài viết về các nhân vật, sự kiện, di tích văn hóa phản ánh mối quan hệ giữa 2 dân tộc Việt Nam và Lào trong lịch sử và hiện nay.

Abstract: This is a book on a cultural topic. The book includes 42 articles about characters, events and cultural relics reflecting the relationship between the two peoples of Vietnam and Laos in history and today.

2. Dũng, N. T. (2018). Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia.

Tên sách tiếng Anh: Artistic feature of the Dam Giong epics

Tóm tắt: Đây là sách chuyên khảo về đặc trưng nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông (Bahnar). Sách gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2. Kết cấu nhóm sử thi Dăm Giông-nhìn từ góc độ diễn xướng; Chương 3. Nhân vật Dăm Giông trong mối quan hệ với nhân vật tái xuất hiện; Chương 4. Hệ thống motif và không gian nghệ thuật trong nhóm sử thi Dăm Giông.

Abstract: This is a monograph on the artistic character of the Dam Giong epics (Bahnar). The book includes 4 chapters: Chapter 1. Overview of the research situation; Chapter 2. The structure of the Dam Giong epic group from the perspective of performance; Chapter 3. The character of Dam Giong in relation to the character reappears; Chapter 4. The system of motifs and the artistic space of the epics.

3. Dũng, N. T. (2019). Giông Pom Po-Giông đội lốt xấu xí. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Tên sách tiếng Anh: Giong Pom Po-Giong in ugly disguise

Tóm tắt: Đây là công trình sưu tầm, biên soạn về sử thi của người Bahnar có tên Giông Pom Po (có nghĩa là Giông đội lốt xấu xí). Sách được trình bày song ngữ Bahnar-Việt gồm 563 trang, khổ 19cm x 26.5cm. Nội dung của sách là câu chuyện về người anh hùng Dăm Giông tự biến mình thành kẻ xấu xí để thử lòng mọi người và chinh phục được người đẹp Rang Hu. Anh hùng Dăm Giông đã đánh bọn giặc để bảo vệ người đẹp và chàng chiến thắng.

Abstract: This is a collection and compilation of a Bahnar epic called Giong Pom Po (meaning Giong in ugly disguise). Bahnar-Vietnamese bilingual book with 563 pages, size 19cm x 26.5cm. The book's content is a story about the hero Dam Giong who turns himself into an ugly person to try everyone and conquer the beautiful girl, Rang Hu. Hero Dam Giong fought the enemy to protect her and he won.

4. Dũng, N. T. (2020). Truyện cổ Bahnar và Xơ Đăng Kon Tum. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản

Tên sách tiếng Anh: Tales of the Bahnar and Sedang ethnics in Kon Tum province

Tóm tắt: Đây là công trình sưu tầm về truyện cổ của người Bahnar và Xơ Đăng trên địa bản tỉnh Kon Tum. Công trình gồm 38 truyện cổ Bahnar và 15 truyện cổ Xơ Đăng được trình bày song ngữ Bahnar-Việt và Xơ Đăng-Việt. Nội dung của các câu chuyện kể về sự tích sông, suối, làng mạc và các phong tục tập quán của người Bahnar và Xơ Đăng.

Abstract: This is a collection of ancient stories of Bahnar and Sedang ethnics in Kon Tum province. The work includes 38 Bahnar ancient tales and 15 Sedang tales presented in Bahnar-Vietnamese and Sedang-Vietnamese bilinguals. The stories tell the stories of rivers, streams, villages, and customs of the Bahnar and Sedang people.

5. Dũng, N. T. (2020). Câu đố Bahnar ở Kon Tum (Pơđă Bahnar tơ Kon Tum). Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Tên sách tiếng Anh: Riddles of Bahnar ethnic in Kon Tum province

Tóm tắt: Đây là công trình sưu tầm và biên soạn câu đố của người Bahnar trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Cuốn sách gồm 163 trang tập hợp được 444 câu đố trình bày dưới dạng song ngữ thuộc các chủ đề: các sự vật hiện tượng tự nhiên và con người; cuộc sống thường ngày; động vật, thực vật.

Abstract: This is the work of collecting and compiling riddles of Bahnar ethnic in Kon Tum province. The 163-page book contains 444 riddles presented in Bahnar-Vietnamese bilingual format on the following topics: natural phenomena and human beings; everyday life; animals and plants.

6. Dũng, N. T. (2020). Bia Rơven làm hại vợ chồng Set (Bia Rơven Pơ’ ngie Klo Hơkhăn Set). Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Tên sách tiếng Anh: Roven that harms the Set couple

Tóm tắt: Đây là công trình sưu tầm, biên soạn về sử thi của người Bahnar có tên Bia Rơven làm hại vợ chồng Set. Sách được trình bày song ngữ Bahnar-Việt với 598 trang, khổ 14.5cm x 20.5cm. Câu chuyện kể về vợ chồng ông Set (bố mẹ của anh hùng Dăm Giông) bị Bia Rơven, một cô gái xinh đẹp nhưng độc ác, giết chết. Thần linh tặng cho Dăm Giông gươm thần đi trả thù và cứu sống cha mẹ.

Abstract: This is a collection and compilation of an epic Bahnar called “Bia Roven that harms the Set couple”. The book is presented in Bahnar-Vietnamese bilingual with 598 pages, size 19cm x 26.5cm. The story is about the couple of Mr. Set (parents of the hero Dam Giong) who are killed by Bia Roven, a beautiful but cruel girl. God gave Dam Giong a divine sword to take revenge and resurrect his parents.

7. Dũng, N. T. (2020). Lời nói vần của người Jrai ở Kon Tum. Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Hội nhà văn.

Tên sách tiếng Anh: "Loi noi van" of the Jrai ethnic group in Kon Tum province.

Tóm tắt: Đây là công trình sưu tầm và biên soạn về lời nói vần của người Jrai trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Công trình tập hợp được 544 đơn vị lời nói vần được trình này song ngữ Jrai-Việt. Lời nói vần làm cho ngôn ngữ nói sinh động, hấp dẫn thể hiện văn hóa độc đáo của người Jrai.

Abstract: This is a work collected and compiled on “loi noi van” (rhyming speech) of the Jrai people in Kon Tum province. The project gathers 544 units and is presented in Jrai-Vietnamese bilingual. “Loi noi van” makes the spoken language attractive and vivid, demonstrating the unique culture of the Jrai people.

8. Thành, B.V. (Tổng chủ biên), H’Mer (chủ biên), Dũng, N.T., Hải, Đ.V. & Lưu, A. (2021). Bahnar language 1 (Nâr Bahnar 1). Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Giáo dục.

Tên sách tiếng Anh: Bahnar language 1

Tóm tắt: Đây là sách giáo khoa tiếng Bahnar lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Sách gồm 128 trang, khổ 19cm x 26,5cm, được thiết kế dạy học theo “Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Bahnar 2018”.

Abstract: This is the 1st grade Bahnar language textbook approved by the Minister of Education and Training for use in general education institutions. The book consists of 128 pages, size 19cm x 26.5cm, designed to teach according to “Bahnar language general education program 2018”.

Các bài báo khoa học

1. Dũng, N. T. (2010). So sánh truyện thơ Đông Nam Á và truyện thơ Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 4, trang 11, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: Comparison of poetic stories of Southeast Asia and Vietnam

Tóm tắt: Bài viết so sánh đặc điểm của truyện thơ Đông Nam Á (Tum Tiêu của Campuchia, Nàng Tèng On - Lào, Khủn Chang Khủn Peng - Thái Lan,…) và truyện thơ Việt Nam (Vượt biển - dân tộc Tày, Xống Chụ Xon Xao - dân tộc Thái, Thạch Sanh, … Việt Nam) để làm rõ sự tương đồng và khác biệt giữa chúng về thể loại. Việc so sánh căn cứ vào đặc điểm thi pháp nhân vật, cốt truyện, cấu trúc, lời văn nghệ thuật và các motif.

Abstract: The article compares the characteristics of the poetic stories of Southeast Asia (Tum Tieu- Cambodia, Nang Teng On - Laos, Khun Chang Khun Peng – Thailand,…) and Vietnam (Crossing the sea - Tay ethnic, Xong Chu Xon Xao - Thai ethnic, Thach Sanh,… Vietnamese) to clarify the similarities and differences between them in terms of genre. The comparison is based on the poetic characteristics of the character, plot, structure, artistic lyrics and motifs.

2. Dũng, N. T. (2010). Thử áp dụng hiệu học trong việc tìm hiểu một số bài thơ Thiền Lý-Trần. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 5, trang 12, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: Try applying learning effectiveness in understanding some of the poems of Zen Lý-Trần

Tóm tắt: Thơ Thiền Lý-Trần được viết theo một kí hiệu đặc biệt. Do vậy sẽ khó tiếp cận được với các bài thơ này nếu theo cách thông thường. Bài viết áp dụng kí hiệu học của Umberto Eco để tìm hiểu mối quan hệ giữa các ký hiệu và ý nghĩa của một số bài thơ Thiền Lý-Trần. Qua đó giải mã được thông điệp của tác giả gửi gắm qua bài thơ.

Abstract: Zen poetry of the Ly-Tran is written according to a special symbol. It will be difficult to access these poems if the conventional way is. The article applies Umberto Eco's semiotics to explore the relationship between the symbols and the meanings of some Zen poems of the Ly-Tran. Thereby decoding the message of the author sent through the poem.

3. Dũng, N. T. (2010). Biểu tượng trong một số truyện ngắn A. Chekhov. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 6, trang 4, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: Icon in some A. Chekhov short stories

Tóm tắt: Nhân vật trong truyện ngắn Chekhov mang tính biểu tượng rất cao. Mỗi nhân vật khái quát nhiều đặc trưng của một lớp người trong xã hội. Đó là kiểu người kỳ nhông, người trong bao, người nhỏ bé, người mặt nạ... Với cách xây dựng theo lối biểu tượng, truyện ngắn của Chekhov đem đến nhiều thông điệp ý nghĩa.

Abstract: The character in the Chekhov short story is highly iconic. Each character generalizes many characteristics of a class of people in society. That is the type of people salamanders, people in bags, small people, mask people,... Chekhov's short stories bring many meaningful messages by the symbolic construction.

4. Dũng, N. T. (2011). Lão Goriot -Chúa trời của tình phụ tử. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 3, trang 9, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: Mr. Goriot -The god of fatherhood

Tóm tắt: Bài viết phân tích nhân vật Mr. Goriot tìm mọi cách để trở thành một quý tộc nhưng không được. Ông ra sức chăm chút 2 cô con gái với hy vọng có thể tiến vào trong xã hội thượng lưu nhưng hai cô con gái và hai chàng rể không chấp nhận thân phận thấp hèn của ông. Ngày ngày họ bòn rút, lấy đi tất cả tài sản của ông và đuổi ông ra ngoài đường.

Abstract: Article analyzing the character Mr. Goriot tried everything to become a noble, but failed. He endeavored to take care of his two daughters with the hope of entering the upper society, but the two daughters and the two in-laws did not accept his vile status. Every day they withdrew, took all his possessions and kicked him out into the street.

5. Dũng, N. T. (2011). Vẻ đẹp người anh hùng Dăm Giông trong sử thi “Giông, Giơ̆ mồ côi từ nhỏ”. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, số 3, trang 145, (ISSN 1859-3100).

Tên bài báo tiếng Anh: The beauty of the hero Dam Giong in the epic "Giong, Gio orphaned from a young age"

Tóm tắt: Bài viết phân tích vẻ đẹp các nhân vật anh hùng trong sử thi “Giông, Giơ̆ mồ côi từ nhỏ”. Qua đó rút ra những đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Bahnar có tên Dăm Giông.

Abstract: The article analyzes the beauty of heroic characters in the epic “Giong, Gio orphaned from a young age”. Thereby drawing artistic features of the Bahnar epic group named Dam Giong.

6. Dũng, N. T. (2012). Giông cứu đói dân làng mọi nơi - bài ca lao động hùng tráng. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, số 2, trang 132, (ISSN 1859-3100).

Tên bài báo tiếng Anh: Giông saves villagers everywhere - the doughty labor song

Tóm tắt: Bài viết phân tích về nội dung của sử thi Giông cứu đói dân làng mọi nơi. Trong đó người anh hùng Dăm Giông đã cứu dân làng trong một nạn đói khủng khiếp và dạy họ cách sản xuất ra nhiều lương thực. Dăm Giông là anh hùng văn hóa trong công cuộc xây dựng cuộc sống no ấm của người Bahnar thời cổ xưa.

Abstract: The article analyzes the content of the epic "Giong saves villagers everywhere". In which hero Dam Giong saved villagers in a terrible famine and taught them how to produce a lot of food. Dam Giong is a cultural hero in the construction of a prosperous life of the ancient Bahnar people.

7. Dũng, N.T. (2012). Một phương án dạy từ Hán Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 6, trang 71, (ISSN 1859-2694).

Tên bài báo tiếng Anh: An option to teach Sino-Vietnamese words to ethnic minority students

Tóm tắt: Bài viết đề xuất một phương án dạy từ Hán Việt cho học sinh dân tộc Jrai ở Tây Nguyên. Đó là phương án dịch trực tiếp từ từ ngữ Hán Việt sang từ ngữ tiếng Jrai dựa trên sự tương đồng về cấu trúc, ngữ nghĩa.

Abstract: The article proposes a plan to teach Sino-Vietnamese words to Jrai ethnic students in the Central Highlands. It is a direct translation from Sino-Vietnamese words into Jrai words based on structural and semantic similarity.

8. Dũng, N. T. (2013). Nội dung Giông săn trâu rừng. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, số 5, trang 168, (ISSN 1859-3100).

Tên bài báo tiếng Anh: Content "Wild buffalo hunting"

Tóm tắt: Bài viết phân tích nội dung sử thi “Giông săn trâu rừng”. Cụ thể là kì tích của Giông trong việc săn trâu thần krŭ yang. Đây là bài ca bất diệt về truyền thống chiến đấu, lao động tuyệt vời và đời sống tinh thần phong phú của người Bahnar ở Tây Nguyên.

Abstract: The article analyzes the epic content “Giong hunting wild buffalo”. Specifically, Giong's feat in hunting the buffalo god krŭ yang. This is an immortal song about the Bahnar tradition of fighting, great work and the rich spiritual life of the Bahnar people in the Central Highlands.

9. Dũng, N. T. (2013). Yếu tố kì ảo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong sử thi Dăm Giông. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh, số 8, trang 79, (ISSN 1859-3100).

Tên bài báo tiếng Anh: The magic element in the image building of the hero in the Dam Giong epics

Tóm tắt: Bài viết về yếu tố kì ảo trong nhóm sử thi Dăm Giông. Yếu tố kì ảo là một phương thức xây dựng nhân vật và làm cho nhân vật người anh hùng mang màu sắc thần kì, tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Abstract: Article about the element of magic in the Dam Giong epics. The magic element is a method of character building and makes the hero's character magical, adding to the appeal of the work.

10. Dũng, N.T. (2014). Điểm mới lạ trong sử thi A tâu So Hle, Kơne Gơseng. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế, số 2, trang 17, (ISSN 2354-0850).

Tên bài báo tiếng Anh: Novelty in the epic A tau, So Hle, Kone Goseng

Tóm tắt: Bài viết phân tích các đặc điểm mới lạ về nội dung và nghệ thuật của sử thi Bahnar “Atâu, So Hle, Kơne Gơseng”. Kết quả nghiên cứu này mở ra cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên.

Abstract: The article analyzes the new and exotic features of the content and art of the Bahnar epic “Atau So Hle, Kone Goseng”. This research result opens up a new approach in studying the epic of the Central Highlands

11. Dũng, N.T. (2014). Yếu tố Kitô giáo trong nhóm sử thi Dăm Giông. Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6 (156), trang 51, (ISSN 0866-7284).

Tên bài báo tiếng Anh: Christian elements in the Dam Giong epics

Tóm tắt: Bài viết trình bày về yếu tố Kitô giáo xuất hiện trong nhóm sử thi Dăm Giông. Đó là các nghi thức bí tích hôn phối Kitô giáo. Yếu tố Kitô giáo ảnh hưởng đến nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, tạo nên đặc điểm riêng của nhóm sử thi này.

Abstract: Articles on the Christian element appeared in the Dam Giong epics. These are the rites of the sacrament of Christian matrimony. These elements affect the content and art of the work, creating the unique character of this epic group.

12. Dũng, N. T. (2015). Mấy vấn đề về bảng chữ cái tiếng Việt trong chương trình tiểu học. Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 1, trang 32, (ISSN 1859-2694).

Tên bài báo tiếng Anh: Vietnamese alphabet problems in primary school

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến việc sử dụng bộ chữ cái tiếng Việt trong nhà trường hiện nay. Cụ thể là cách gọi tên âm, tên chữ cái tiếng Việt, số lượng chữ cái và các khái niệm liên quan đến chữ cái như tổ hợp chữ cái.

Abstract: The article mentions the current use of the Vietnamese alphabet in schools. Specifically, the naming of negative names, Vietnamese alphabetical names, number of letters and concepts related to letters such as letter combinations.

13. Dũng, N.T. (2015). Motif vũ khí thần kì trong nhóm sử thi Dăm Giông. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 3, trang 1, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: A magical weapon motif in the Dam Giong epics

Tóm tắt: Vũ khí thần kì của người anh hùng thường được khắc họa đậm nét trong các sử thi Bahnar có tên Dăm Giông. Với sự xuất hiện phong phú, đa dạng và mang nhiều màu sắc thần thoại, motif vũ khí thần kì trở thành motif nghệ thuật quan trọng trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và góp phần hình thành đặc điểm nghệ thuật của nhóm sử thi Dăm Giông.

Abstract: The hero's magical weapon is often depicted in the Bahnar epics called Dam Giong. With rich, diverse and mythological colors, the magical weapon motif becomes an important artistic motif in building the character image and contributes to the formation of artistic characteristics of the Dam Giong epics.

14. Dũng, N.T. (2015). Nhân vật tái xuất hiện trong nhóm sử thi Dăm Giông. Tạp chí Nguồn sáng Dân gian, số 4, trang 33, (ISSN: 2525-2240).

Tên bài báo tiếng Anh: Character reappeared in the Dam Giong epics

Tóm tắt: Bài viết về nhân vật tái xuất hiện trong nhóm sử thi Dăm Giông. Đây là kiểu nhân vật xuất hiện nhiều lần, trong nhiều sử thi. Kiểu nhân vật này có đặc điểm tính cách riêng biệt, cùng xoay quanh nhân vật trung tâm là người anh hùng. Chúng có tác dụng nối kết các sử thi đơn với nhau tạo thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh.

Abstract: Article about the character who reappeared in the Dam Giong epics. This is the type of character that appears many times, in many epics. This type of character has a distinct personality, revolving around the central character, the hero Dam Giong. They work to combine single epics into a complete artistic structure.

15. Dũng, N.T. (2015). Dạy sử thi bằng văn hóa tộc người (Trường hợp dạy sử thi ở Trường CĐSP vùng Tây Nguyên). Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 6, trang 14, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: Teaching epic in ethnic culture (The case teaching epic in the College of Education at the Central Highlands)

Tóm tắt: Bài viết nêu một số biện pháp dạy học thể loại sử thi dưới góc độ văn hóa tộc người. Trong đó người dạy cần lưu ý khai thác văn hóa truyền thống, lịch sử của tộc người là chủ nhân các sử thi. Tránh tiếp cận sử thi bằng văn bản như văn học viết.

Abstract: The article outlines some teaching methods of the epic genre in terms of ethnic culture. In which, the teacher should pay attention to exploiting the traditional culture and history of the ethnic group as the master of the epic. Avoid approaching written epics such as written literature.

16. Dũng, N.T. (2016). Yếu tố hòa giải trong nhóm sử thi Dăm Giông. Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Huế, Tập 125, số 11, trang 27, (ISSN 1859-1388).

Tên bài báo tiếng Anh: Mediation factor in the Dam Giong epics

Tóm tắt: Bài viết về yếu tố hòa giải trong nhóm sử thi Dăm Giông. Sự xuất hiện yếu tố hòa giải trong nhóm sử thi Dăm Giông có thể do lịch sử xã hội của người Bahnar hoặc do ảnh hưởng của bí tích hòa giải Kitô giáo và tín ngưỡng của người Bahnar. Yếu tố hòa giải đã ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nhân vật anh hùng và nội dung, nghệ thuật của nhóm sử thi.

Abstract: Article on the mediation factor in the Dam Giong epics. The presence of the factor of reconciliation can be attributed to the social history of the Bahnar people or the influence of the sacrament of Christian reconciliation and the belief of the Bahnar ethnic. The reconciliation factor has influenced the process of building the heroic character and the content and art of the epic group.

17. Dũng, N.T. (2016). Đặc điểm loại hình H’Mon-sử thi của người Bahnar. Tạp chí Khoa học & Công nghệ, Trường ĐHKH Huế, số 2, trang 1, (ISSN 2354-0850).

Tên bài báo tiếng Anh: Characteristics of the type of H’mon - epic of Bahnar ethnic

Tóm tắt: Bài viết về h’mon, sử thi của người Bahnar. Ngôn ngữ h’mon là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, được diễn xướng trong một không gian thiêng. H’mon của người Bahnar thường là “sử thi liên hoàn”, gồm nhiều sử thi liên kết với nhau. H’mon là “sử thi sống”, hiện nay nó vẫn còn lưu truyền và diễn xướng ở Tây Nguyên.

Abstract: Bài viết về h’mon, sử thi của người Bahnar. Ngôn ngữ h’mon là một dạng ngôn ngữ đặc biệt, được diễn xướng trong một không gian thiêng. H’mon của người Bahnar thường là “sử thi liên hoàn”, gồm nhiều sử thi liên kết với nhau. H’mon là “sử thi sống”, hiện nay nó vẫn còn lưu truyền và diễn xướng ở Tây Nguyên.

18. Dũng, N.T. (2016). Sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam qua bình diện quan niệm nghệ thuật về con người. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 6, trang 6, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: The movement of Vietnamese fictions through the aspect of human artistic conception

Tóm tắt: Quan niệm nghệ thuật về con người là một bình diện rất quan trọng về phương diện thi pháp của tác phẩm văn học, nhất là tiểu thuyết. Nó là một trong những yếu tố cơ bản, then chốt của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối các phương diện nghệ thuật khác của thi pháp và góp phần tạo nên tính độc đáo trong cách thể hiện của tác phẩm. Hơn 100 năm qua, tiểu thuyết Việt Nam đã phát triển không ngừng về phương diện này.

Abstract: The artistic conception of man is a very important aspect of the poetic aspect of literary works, especially novels. It is one of the basic and key elements of an artistic body that dominates other artistic aspects of poetry and contributes to the uniqueness of the expression of works. Over the past 100 years, Vietnamese fictions have developed constantly in this regard.

19. Dũng, N.T. (2017). Chiến tranh trong sử thi Bahnar ở Gia Lai (Trường hợp sử thi Giông Trong YuănAtâu, So Hle, Kơne, Gơseng). Trong sách Sắc màu văn hóa dân gian Gia Lai, Tập 2, Nhà xuất bản Đà Nẵng, trang 230.

Tên bài báo tiếng Anh: War in epic Bahnar in Gia Lai province (Case of epic Giong Trong Yuan and Atau, So Hle, Kone, Goseng).

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến đề tài chiến tranh trong các sử thi Dăm Giông. Đề tài chiến tranh được thể hiện qua các kiểu chiến tranh, vũ khí chiến tranh và người tham gia chiến tranh. Qua đó hình dung được lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Bahnar và các dân tộc ở Tây Nguyên thời xa xưa.

Abstract: The article deals with the theme of war in the Dam Giong epic. Theme war is expressed through the types of war, weapons of war and war participants. Thereby visualizing the history of formation and development of the Bahnar ethnic group and the ethnic groups in the Central Highlands in ancient times.

20. Dũng, N.T. (2017). Vấn đề phân kỳ và đánh giá văn học Việt Nam giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Gia Lai, số 1, trang 28, (ISSN 1859-1442).

Tên bài báo tiếng Anh: The issue of divergence and assessment of Vietnamese literature in the first 30 years of the twentieth century

Tóm tắt: Vấn đề phân kì văn học Việt Nam giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX rất phức tạp. Các nhà văn học sử trước đây áp dụng một khung phân kì thống nhất cho toàn bộ tiến trình văn học Việt nam, bao gồm cả giai đoạn này, Việc phân kì như vậy không đánh giá đúng đóng góp của các tác giả và giá trị của các tác phẩm trong giai đoạn văn học này. Cần phải xét đến yếu tố thể loại và vạn động nội tại của văn học Việt Nam suốt 10 thế kỉ.

Abstract: The issue of Vietnamese literature divergence in the 30-year period in the early twentieth century is very complicated. Previous historical writers applied a unified framework for the entire Vietnamese literary process, including this period. Such divergence did not properly appreciate the authors' contributions and values. of works in this literary period. It is necessary to consider the elements of genre and intrinsic dynamic of Vietnamese literature during the 10 centuries.

21. Dung, N. T. (2018). Similarrities and Differences of The Dam Giong epics and Reamker (Cambodia), Ramakien (Thailand), Phra Lak Phra Lam (Laos). Proceedings The 5th International Conference Language, Society, and Culture in Asian Contexts (LSCAC 2018), Hue city, Vietnam, May 25-26, 2018; Organized by University of Education, Hue University (Vietnam), University Mahasarakham (Thailand), University of Hyderabad (India), University Negeri Malang (Indonesia), page 585, (ISSN 978-602-462-248-0).

Tên bài báo tiếng Anh: Similarrities and Differences of The Dam Giong epics and Reamker (Cambodia), Ramakien (Thailand), Phra Lak Phra Lam (Laos)

Tóm tắt:   Đây là bài báo so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa nhóm sử thi Dăm Giông (của tộc người Bahnar-Việt nam) và các sử thi Reamker (Cabodia), Ramakien (Thailand), Phra Lak Phra Lam (Laos). Các sử thi Reamker, Ramakkien, Phra Lak Phra Lam có nguồn gốc từ Ấn Độ. Trong khi đó, nhóm sử thi Dăm Giông mang đặc trưng riêng biệt của tộc người Bahnar và có một số đặc điểm tương đồng với các sử thi vùng Kavkaz, Trung Á và Nam Mỹ.

Abstract: This paper compares the similarities and differences between the Dam Giong epics (Bahnar ethnic – Vietnam) and the epics Reamker (Cabodia), Ramakien (Thailand), Phra Lak Phra Lam (Laos). The epic Reamker, Ramakkien, Phra Lak Phra Lam originated from India. Meanwhile the Dam Giong epics is characteristic of the Bahnar ethnic and has some similarities with the epic of the Caucasus, Central Asia and South America.

22. Dung, N. T. (2019). “Living” Epics in Central Highland-Vietnam. Global Research in Higher Education, ISSN 2576-196X (Print) ISSN 2576-1951 (Online) Vol. 2, No. 1, 2019 www.scholink.org/ojs/index.php/grhe.

Tên bài báo tiếng Anh: “Living” Epics in Central Highland-Vietnam.

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến đặc trưng “sống” của sử thi Bahnar ở Tây Nguyên-Việt Nam. Đặc trưng “sống” biểu hiện qua việc phương pháp xây dựng tác phẩm và diễn xướng sử thi. Những sử thi này đang tồn tại và diễn xướng ở Tây Nguyên. Nó có khả năng dung hòa các yếu tố văn hóa ngoại lai.

Abstract: The article mentions the "living" feature of the Bahnar epic in the Central Highlands-Vietnam. Characteristics of "living" manifests through the method of constructing works and performing epic. These epics exist and performed in the Central Highlands. It has the ability to reconcile foreign cultural elements.

23. Dũng, N.T. (2019). Một số biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên dân tộc thiểu số ở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai. Tạp chí Giáo dục, số 449 (kì 1-3/2019), trang 42, (ISSN 2354-0753).

Tên bài báo tiếng Anh: Some traditional cultural values education measures for ethnic minority   students at Gia Lai Teachers College

Tóm tắt: Bài viết trình bày một số biện pháp giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai. Mục đích giúp các sinh viên này nhận thức được các giá trị văn hóa độc đáo, tinh thần tự tôn văn hóa truyền thống, giúp họ tự tin hòa nhập vào môi trường học tập và làm việc sau này.

Abstract: The paper presents some traditional cultural value education measures for ethnic minority students in Gia Lai province. The purpose is to help students realize their unique cultural values, traditional cultural self-esteem, and help them confidently integrate into the learning and working environment in the future.

24. Dũng, N.T. (2019). Nghi thức trình tấu chiêng Tha của người Brâu. Bài viết tham gia Hội thảo quốc gia các nhà nghiên cứu trẻ 2019 do Trường Đại học Sư phạm Huế tổ chức vào ngày 15/11/2019.

Tên bài báo tiếng Anh: Rite of performing gong Tha of Brau ethnic

Tóm tắt: Bài viết về nghi thức trình tấu chiêng Tha của người Brâu. Việc trình tấu không đơn thuần là biểu diễn một loại nhạc cụ mà bao gồm cả việc hiến tế, sinh hoạt văn hóa, lễ hội. Đó là nghi thức trình tấu nguyên thủy, phản ánh được lối sống, sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng của người Brâu trong quá khứ.

Abstract: Article on the Brau's gong performance ritual. The performance is not simply a performance of an instrument, but also includes sacrifices, cultural activities, and festivals. It is the original performance ritual, reflecting the Brau people's way of life, activities, culture and beliefs in the past.

25. Dũng, N. T. (2020). Quá trình nhận thức lý luận đối với “lời nói vần”. Tạp chí Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, số 2 (188), trang 52, (ISSN 0866-7284).

Tên bài báo tiếng Anh: The logical cognitive process for “loi noi van”

Tóm tắt: Bài viết này nói về sự bất cập của cách dùng cụm từ “lời nói vần” (lời nói có vần điệu) để chỉ một đối tượng nghiên cứu văn học dân gian của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. “Lời nói vần” không phải là một thể loại văn học và cũng không phải là một phạm trù có khả năng hàm chứa nhiều thể loại văn học dân gian như thành ngữ, tục ngữ, câu đố, ca dao, sử thi, luật tục. Tác giả bài viết đưa ra khái niệm “lời nói vần” theo quan niệm của mình.

Abstract: This article talks about the inadequacy of using the phrase "loi noi van" (rhyming speech) to refer to a research object of folklore of ethnic minorities in the Central Highlands. "Loi noi van" is not a literary genre, nor is it one capable of containing many genres of folklore such as idioms, proverbs, riddles, songs, epic, comon law. The author of the article introduces the concept of "loi noi van" according to his own conception.

26. Dũng, N. T. (2020). Những tác động của văn hóa Pháp đến xã hội Tây Nguyên từ nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Kỉ yếu Hội thảo giáo dục Pháp-Việt cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (FVE 2020), Trường ĐHSP Huế, tháng 12/2020.

Tên bài báo tiếng Anh: Impacts of French culture on Central Highlands society from the second half of the nineteenth century to the beginning of the twentieth century

Tóm tắt: Bài viết này đề cập sự tác động của văn hóa Pháp đến xã hội Tây Nguyên từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến những năm đầu thế kỷ XX. Văn hóa Pháp đã tác động đáng kể đến xã hội Tây Nguyên từ thiết chế xã hội, phương thức sản xuất đến văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán, tín ngưỡng, ...

Abstract: This article mentions the impact of French culture on the Central Highlands society from the second half of the eighteenth century to the early years of the twentieth century. French culture has had a significant impact on the society of the Central Highlands from social institutions, production methods to culture, writing, customs, beliefs, ...

E. CÁC DANH HIỆU, GIẢI THƯỞNG ĐẠT ĐƯỢC

1. Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai trong phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 1998-1999 (Quyết định số 321/QĐ-CT ngày 16/8/1999, Đã vào sổ khen thưởng số: 319)

2. Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai trong phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 1999-2000 (Quyết định số 1100/QĐ-CT ngày 06/9/2000, Đã vào sổ khen thưởng số: 179)

3. Bằng khen của Ban chấp hành Đoàn TNCSHCM tỉnh Gia Lai về việc đã có thành tích trong công tác Đoàn và phòng trào thanh niên trường học năm học 1999-2000 (Số: 794 QN/KT ngày 02/10/2000)

4. Bằng khen của Ban chấp hành Đoàn TNCSHCM tỉnh Gia Lai về việc đã có thành tích trong công tác Đoàn và phòng trào thanh niên học năm 2001 (Số: 340 QN/KT ngày 20/01/2002)

5. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục (Quyết định số: 450/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2013)

6. Giải Nhì A - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2017): Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông (Số: 03/VNDG-2017 ngày 16/12/2017)

7. Giải Khuyến khích - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2017): Truyện cổ Bahnar, Sơ Đăng Kon Tum (Số: 72/VNDG-2017, ngày 16/12/2017)

8. Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai về việc đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật năm 2017 (Quyết định số: 106/QĐ-UBND ngày 02/02/2018)

9. Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ (Quyết định số: 4029/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2018)

10. Giải Ba A - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2018): Câu đố Bahnar - Pơđă Bahnar (Số: 61/VNDG-2018, ngày 22/12/2018)

11. Giải Nhì B - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2018): Giông Pom Po-Giông đội lốt xấu xí (Số: 27/VNDG-2018, ngày 22/12/2018)

12. Giải Nhì B - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2019): Bia Rơven làm hại vợ chồng Set (Số: 03/VNDG-2019, ngày 12/12/2019)

13. Giải Ba B - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2019): Lời nói vần của người Jrai ở Kon Tum (Số: 36/VNDG-2019, ngày 12/12/2019)

14. Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai về việc đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật năm 2018 và năm 2019 (Quyết định số: 639/QĐ-UBND, ngày 21 tháng 7 năm 2019)

15. Giải Nhì B - Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2020): Lời nói vần của người Bahnar ở Kon Tum (Số: 04/VNDG-2020, ngày 03 tháng 12 năm 2020)