Chuẩn đầu ra Đại học - Ngành Sư phạm địa lý PDF. In Email
Thứ năm, 01 Tháng 7 2021 21:20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHUẨN ĐẦU RA

Ngành đào tạo:

Sư phạm Địa lý

(Geography Teacher Education)

Mã ngành:

7140219

Trình độ đào tạo:

Đại học

Tên văn bằng tốt nghiệp:

 

- Tiếng Việt   :

Sư phạm Địa lý

- Tiếng Anh   :

Geography Teacher Education

(Ban hành theo Quyết định số        /QĐ-ĐHSP ngày
của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)

I. CHUẨN ĐẦU RA VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC

1. Chuẩn đầu ra về Phẩm chất

Mã CĐR
(PLO)

Chuẩn đầu ra CTĐT

PLO 1

Phẩm chất

PLO 1.1

Phẩm chất chính trị và trách nhiệm công dân

PLO 1.1.1

Chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

PLO 1.1.2

Thể hiện tinh thần trách nhiệm của người công dân toàn cầu, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

PLO 1.2

Phẩm chất đạo đức và tác phong nghề nghiệp

PLO 1.2.1

Thể hiện trách nhiệm với nghề giáo và sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

PLO 1.2.2

Thể hiện tác phong sư phạm.

2. Chuẩn đầu ra về Năng lực chung

Mã CĐR
(PLO)

Chuẩn đầu ra CTĐT

PLO 2

Năng lực chung

PLO 2.1

Năng lực tự chủ

PLO 2.1.1

Làm việc độc lập trong điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm và bảo vệ được quan điểm cá nhân.

PLO 2.1.2

Tự đánh giá và định hướng được sự phát triển của bản thân.

PLO 2.1.3

Tự học và đánh giá được kết quả hoạt động tự học.

PLO 2.2

Năng lực giao tiếp

PLO 2.2.1

Sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp và trong hoạt động chuyên môn.

PLO 2.2.2

Sử dụng hiệu quả các phương tiện giao tiếp đa phương thức.

PLO 2.3

Năng lực hợp tác

PLO 2.3.1

Tôn trọng sự khác biệt và tìm được sự thống nhất trong các hoạt động hợp tác.

PLO 2.3.2

Làm việc nhóm, thành lập và quản lí nhóm hiệu quả trong điều kiện làm việc thay đổi.

PLO 2.4

Năng lực tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề

PLO 2.4.1

Giải quyết được các vấn đề phức tạp.

PLO 2.4.2

Phản biện, sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, sáng tạo.

PLO 2.5

Năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin

PLO 2.5.1

Sử dụng được một ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

PLO 2.5.2

Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.

3. Chuẩn đầu ra về Năng lực chuyên môn

Mã CĐR
(PLO)

Chuẩn đầu ra CTĐT

PLO 3

Năng lực chuyên môn

PLO 3.1

Năng lực khái quát hoá tri thức khoa học địa lý

PLO 3.1.1

Tổng hợp được cơ sở lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học Địa lý trong mối quan hệ với các khoa học khác.

PLO 3.1.2

Cập nhật và hệ thống hóa những tri thức của khoa học Địa lý và các khoa học có liên quan.

PLO 3.1.3

Phân tích được quy luật phân hóa không gian lãnh thổ cả về mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội và xác định được quy luật phân hóa ấy trên bản đồ.

PLO 3.2

Năng lực vận dụng tri thức, kĩ năng địa lý trong thực tiễn

PLO 3.2.1

Vận dụng một cách linh hoạt tri thức địa lý trong học tập, nghiên cứu.

PLO 3.2.2

Sử dụng được các công cụ, phương tiện cơ bản, các loại bản đồ trong học tập và nghiên cứu địa lý.

PLO 3.2.3

Tổng hợp được tri thức khoa học liên môn để lý giải các hiện tượng địa lý trong cuộc sống.

PLO 3.3

Năng lực nghiên cứu khoa học

PLO 3.3.1

Phát hiện/đề xuất được vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực Địa lý học.

PLO 3.3.2

Lựa chọn các phương pháp, công cụ nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

PLO 3.3.3

Thực hiện được một quy trình nghiên cứu hoàn chỉnh.

PLO 3.3.4

Bảo vệ được kết quả nghiên cứu.

4. Chuẩn đầu ra về Năng lực nghề nghiệp

Mã CĐR (PLO)

Chuẩn đầu ra CTĐT

PLO 4

Năng lực nghề nghiệp

PLO 4.1

Năng lực hiểu người học và xây dựng môi trường giáo dục

PLO 4.1.1

Phân tích thông tin đa dạng về người học và môi trường giáo dục

PLO 4.1.2

Đề xuất biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng người học

PLO 4.1.3

Phân tích được các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục phù hợp tạo động lực học tập cho người học.

PLO 4.2

Năng lực phát triển chương trình, nghiên cứu, xây dựng và thực hành hoạt động  giáo dục, dạy học

PLO 4.2.1

Vận dụng các lí thuyết giáo dục để xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học và phát triển chương trình môn học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học hiệu quả.

PLO 4.2.2

Vận dụng các phương pháp giáo dục và phương pháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức hoạt động giáo dục, dạy học hiệu quả, phù hợp điều kiện thực tế.

PLO 4.2.3

Sử dụng hiệu quả và sáng tạo các phương tiện, thiết bị dạy học.

PLO 4.2.4

Phát hiện, phân tích được vấn đề và tham gia thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học giáo dục.

PLO 4.3

Năng lực đánh giá

PLO 4.3.1

Vận dụng hiệu quả phương pháp kiểm tra đánh giá phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

PLO 4.3.2

Phân tích kết quả đánh giá, cung cấp thông tin phản hồi cho người học và các bên có liên quan; vận dụng kết quả đánh giá để cải tiến hoạt động giáo dục, dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học.

II. VỊ TRÍ, KHẢ NĂNG CÔNG TÁC SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Giáo viên Địa lý ở các trường THCS, THPT.

- Giảng viên phụ trách các học phần liên quan đến Địa lý ở các trường trung học chuyên nghiệp.

- Chuyên viên phụ trách chuyên môn tại các Sở giáo dục, Sở Tài nguyên Môi trường.

- Nghiên cứu viên tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu.

III. KHẢ NĂNG HỌC TẬP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ SAU KHI TỐT NGHIỆP

- Học cao học, nghiên cứu sinh để nhận bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ Địa lý (chuyên về Địa lý Tự nhiên, Địa lý học, Phương pháp giảng dạy và Bản đồ), hoặc Thạc sĩ, Tiến sĩ về Tài nguyên - Môi trường, Quản lý giáo dục (cần học thêm các học phần chuyển đổi).

- Học các khóa bồi dưỡng để nhận các chứng chỉ, văn bằng phục vụ công tác chuyên môn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 9 năm 2020

HIỆU TRƯỞNG