Khoa Tiếng Pháp PDF. In Email
Thứ tư, 21 Tháng 9 2011 11:38

Khoa Pháp - Trường Đại học Sư phạm TP.HCMKhoa Tiếng Pháp được tách ra từ Khoa Ngoại ngữ, rồi từ Khoa Anh-Pháp của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1989 đến nay.

Nhân sự

Tính đến 2006, Khoa Tiếng Pháp có 15 giảng viên trong biên chế, 7 giảng viên hợp đồng và 3 nhân viên hành chính (văn phòng, giáo vụ và thư viện). Có 1 giảng viên của Khoa được biệt phái sang công tác tại Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF). 21/22 giảng viên của Khoa đều đã có dịp đi thực tập và đào tạo tại các trường đại học ở Pháp, trong đó có 10 tiến sĩ, 10 thạc sĩ (tỉ lệ 90% tổng số cán bộ giảng dạy).

 

 

Các Trưởng khoa qua các thời kì:

  • Thầy    Huỳnh Thế Cuộc
  • Thầy    Ngô Chanh
  • PGS.    Lương Duy Trung
  • Cô     Ngô Thị Xuân Lan
  • Cô     Đỗ Thị Thanh
  • TS.     Trần Đình Nghĩa
  • ThS.    Dương Thị Thu Thi
  • TS.     Nguyễn Xuân Tú Nguyên
  • TS.     Huỳnh Thanh Triều
  • TS.     Nguyễn Thị Ngọc Sương

Các Phó Trưởng khoa qua các thời kì:

  • Cô     Tôn Nữ Thị Ninh
  • Thầy    Nguyễn Văn Nghệ
  • TS.     Trần Đình Nghĩa
  • TS.     Huỳnh Thanh Triều
  • TS.     Nguyễn Thị Ngọc Sương
  • TS.     Trần Thị Mai Yến
  • TS.     Nguyễn Kim Khánh
  • TS.     Nguyễn Văn Hoàng
  • ThS.    Trần Chánh Nguyên
  • ThS.    Phan Nguyễn Thái Phong

Các hoạt động của Khoa

Hoạt động đào tạo

  • Đào tạo bậc Cử nhân: đào tạo giáo viên tiếng Pháp cho các cấp phổ thông, và đào tạo biên, phiên dịch tiếng Pháp ;
  • Đào tạo Sau đại học
    • Lí luận và phương pháp giảng dạy Pháp
    • Ngôn ngữ học thông qua thoả ước hợp tác với Đại học Rouen – Pháp.

Hoạt động bồi dưỡng
Bồi dưỡng giáo viên tiếng Pháp cho các tỉnh phía Nam từ 1989 đến nay, trên cơ sở phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tổ chức Pháp ngữ (OIF, AUF) và sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phía Nam.

Hoạt động nghiên cứu khoa học

  • Ngoài các công trình nghiên cứu của cá nhân trong nước ở cấp Cơ sở và cấp Bộ, còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học hợp tác với các viện Đại học trên thế giới về didactic và khoa học sư phạm.
  • Là đơn vị khởi xướng hội thảo quốc tế thường niên về Pháp ngữ, quy tụ nhiều chuyên gia về khoa học ngôn ngữ và khoa học giáo dục từ Pháp, Bỉ, Ca-na-đa, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia...

Hoạt động đối ngoại

  • Hoạt động hợp tác với khoa hay tổ bộ môn Tiếng Pháp của các trường đại học và cao đẳng sư phạm trong cả nước (Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Tiền Giang, Cần Thơ), sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh phía Nam trong công tác đào tạo và bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học ;
  • Hoạt động hợp tác với các trường đại học tại Pháp (Rouen, Caen, Grenoble I, Grenoble III) và trong khu vực (Thái Lan) trong công tác đào tạo bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ và nghiên cứu khoa học.
  • Làm cầu nối giữa các khoa trong Trường và các tổ chức Pháp ngữ, các trường đại học Pháp, tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế của Trường với không gian Pháp ngữ trên thế giới.

Những hoạt động tâm đắc nhất của Khoa là hoạt động quan hệ quốc tế và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông và giảng viên đại học để hoàn thành mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa nói riêng và của Trường nói chung

Hoạt động quan hệ quốc tế: Khoa Tiếng Pháp luôn duy trì và phát triển mọi quan hệ  với các tổ chức quốc tế sử dụng tiếng Pháp, các trường đại học tại Pháp và trong khu vực để tranh thủ sự hỗ trợ cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học;

Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng viên: tại Khoa, giảng viên luôn có cơ hội tiếp xúc với tri thức mới, học tập bồi dưỡng, tham gia hội thảo và các sinh hoạt quốc tế. Do vậy, từ một Khoa hoàn toàn thiếu cán bộ đầu ngành, hiện nay Khoa Tiếng Pháp là một trong những Khoa có nhiều giảng viên có học vị là Tiến sĩ và Thạc sĩ, đồng thời được đào tạo nâng cao về nghiệp vụ sư phạm đạt tỉ lệ cao trong Trường.

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Khoa Tiếng Pháp Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi động công tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông từ rất sớm (1989), và thông qua công tác này, khẳng định vị trí của Khoa và Trường ở khu vực phía Nam, trở thành trung tâm của các hoạt động nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Pháp ở phổ thông.
Sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ giảng viên về chính trị tư, tưởng và chuyên môn nghiệp vụ

Khoa Tiếng Pháp, từ 30 năm qua là đã trưởng thành về nhiều mặt :

  • Về chính trị, tư tưởng: là tập thể luôn ý thức hoàn thành nhiệm vụ của mình qua việc tự bồi dưỡng về chính trị và chuyên môn. Từ đội ngũ giảng viên chỉ bao gồm Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ngày nay, Khoa đã có một chi bộ Đảng với 6 đảng viên thuộc nhiều thế hệ.
  • Về bồi dưỡng, nâng cao trình độ: Từ một đơn vị non trẻ cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm, Khoa Tiếng Pháp đã không ngừng phấn đấu vươn lên, trong đó có việc tranh thủ được sự hợp tác trong và ngoài nước để trở thành một trong những Khoa có số lượng giảng viên trình độ tiến sĩ và thạc sĩ cao trong Trường. Từ việc nâng cao trình độ, ngày nay Khoa Tiếng Pháp đủ khả năng tham gia hợp tác bồi dưỡng giáo viên phổ thông, đào tạo sau đại học, nghiên cứu khoa học và góp phần xây dựng tại Trường một chuyên ngành mới rất cần thiết cho ngành Giáo dục là chuyên ngành Công nghệ đào tạo.

Thành công trên là của tập thể, trước tiên là nhờ sự quan tâm của Ban Giám hiệu qua nhiều nhiệm kì đã tạo điều kiện cho Khoa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu, tận dụng công tác hợp tác quốc tế nhằm giải quyết vấn đề trình độ nhân sự, tiếp theo là nỗ lực của một tập thể giảng viên không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong nhiều năm qua.