Phổ biến giáo dục pháp luật
  

Breadcrumb cho trang

Trang chủ Ngày Pháp luật năm 2014 Luật An ninh quốc gia
Luật An ninh quốc gia

I. Sự cần thiết phải xây dùng Luật An ninh quốc gia

Xây dùng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Nhiệm vụ xây dùng đất nước đòi hỏi phải luôn kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; những thành tựu mà nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dùng đất nước luôn gắn với những thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Là một lĩnh vực rộng lớn trong toàn bộ công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước, quan hệ tới các lợi ích sống của quốc gia và của dân tộc, tới các chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quốc, toàn dân, các ngành, các cấp và của toàn xã hội, cần được tổ chức, phối kết hợp thống nhất nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và chế độ xã hội chủ nghĩa. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia có nơi, có lúc không được quán triệt một cách đầy đủ hoặc không được tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất nên đó dẫn đến tình trạng chia cắt, chồng chéo... làm hạn chế nhiều đến hiệu quả công tácbảo vệ an ninh quốc gia. Mặt khác, do yêu cầu xây dùng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới của đất nước và thực tiễn công cuộc xây dùng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay đó đặt ra những vấn đề mới về an ninh quốc gia; song, các quy định của pháp luật hiện hành còn phân tán, chưa đầy đủ hoặc không còn phù hợp, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, cần có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, đó là Luật An ninh quốc gia, nhằm xác định rõ các nguyên tắc, chính sách, biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, của các ngành, các cấp và của mọi công dân trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia.

Thực hiện Nghị quyết số 19/1998/QH10 ngày 02/12/1998 của Quốc hội (khóa X) kỳ họp thứ tư về Chương trình xây dùng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đó ra Nghị quyết số 76/1999/NQ-UBTVQH10 phân công Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia để trình Quốc hội xem xét, thông qua. Căn cứ vào các Nghị quyết nêu trên, ngày 03/6/1999, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập Ban soạn thảo Dự án Luật An ninh quốc gia, gồm đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp để tổ chức và tiến hành xây dùng đạo luật quan trọng này. Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI (tháng 4/2004), trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban quốc phòng và an ninh, các đại biểu Quốc hội đó thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật An ninh quốc gia. Tháng 8/2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội chuyên  trách về các dự án luật, trong đó có dự án Luật An ninh quốc gia. Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với những nội dung của dự thảo Luật; tán thành về sự cần thiết và đề nghị ban hành Luật này vào thời điểm hiện nay là thích hợp. Ngày 3/12/2004, Luật An ninh quốc gia đó được Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua.

II. Các Quan điểm chỉ đạo đó được quán triệt trong Luật

Mục đích xây dùng Luật An ninh quốc gia là tạo ra công cụ pháp lý có hiệu lực để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào việc bảo vệ an ninh quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới. Vì vậy, quan điểm chỉ đạo đó được quán triệt trong Luật An ninh quốc gia là:

1. Thể chế của những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia; phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại của đất nước.

2. Xác định những nguyên tắc pháp lý; quy định rõ, cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ đối với cơ quan chuyên  trách bảo vệ an ninh quốc gia mà còn đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi công dân.

3. Kế thừa được những kinh nghiệm quý báu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia từ ngày thành lập nước đến nay; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp và tổ chức thực hiện pháp luật của quốc tế trong lĩnh vực này

Xem toàn văn tại đây