Lịch công tác

 
Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Trang ChủNghiên cứuHướng nghiên cứu - Bài báoTrước năm 2014Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt  
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt PDF. In Email
Thứ tư, 28 Tháng 2 2007 08:36
Chỉ mục bài viết
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt
Tất cả các trang

Định ngữ, ví dụ 1Định ngữ trang trí chỉ xuất hiện trong điều kiện danh ngữ có danh từ trung tâm biểu thị thực thể được tri nhận như những vật rời, đếm được, tức danh từ đếm được. Bởi lẽ, ta chỉ có thể bổ sung thêm một phẩm chất cho vật, nếu vật đó có một đường viền đủ để tách rời với những vật cùng loại.

 

 

 

VỀ CÁC THÀNH TỐ PHỤ SAU TRUNG TÂM TRONG DANH NGỮ TIẾNG VIỆT

Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly Kha


Người đầu tiên đưa ra sơ đồ danh ngữ tiếng Việt là M. B. Emeneau (1951:85). Theo ông, danh ngữ tiếng Việt có cấu trúc như sau:

Numerator
(từ chỉ lượng)

Classifier
(loại từ)

Classified noun
(danh từ biệt loại)

Attribute(s)
(định ngữ)

Demonstrative numerator
(từ chỉ trỏ)

Nonclassified noun
(danh từ không biệt loại)

Chín năm sau, Nguyễn Tài Cẩn trong công trình Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại (hoàn thành năm 1960, xuất bản năm 1975) sửa đổi sơ đồ của Emeneau, thành sơ đồ sau đây (Nguyễn Tài Cẩn 1975:27):

tất cả
4

ba
3

cái
2

con
1

mèo
0

đen
1'

ấy
2'

Với Phụ lục 2 Vài ý nghĩ hiện nay in ở cuối sách, ông khẳng định về mặt ngữ pháp, chính loại từ mới là từ trung tâm danh ngữ (1975:293). Một năm sau, ông nói một cách hiển ngôn: loại từ chính là danh từ (1976a:163-170). Đây cũng là kết luận của Cao Xuân Hạo (1986, 1992, 1999) với nhiều luận cứ mới [1]. Nếu thế, sơ đồ trên cần được đánh số lại như sau [2]:

tất cả
3

ba
2

cái
1

con
0

mèo
1'

đen
2'

ấy
3'

Tuy hiện nay còn có một số người phản đối, không công nhận loại từ là danh từ, vẫn muốn cho loại từ cái cương vị phần phụ trước của trung tâm danh ngữ, nhưng họ không đưa ra một luận cứ nào vững chắc. Cho nên, có thể nói, vấn đề trung tâm của danh ngữ đã được giải quyết hoàn toàn. Song các thành tố phụ sau vẫn còn là vấn đề cần thảo luận. Bài viết này sẽ bàn đến các loại thành tố phụ sau trung tâm và vị trí của từng thành tố trong cấu trúc danh ngữ tiếng Việt.

1. Các thành tố đứng sau danh từ trung tâm (ngoài thành tố kết thúc danh ngữ)

1.1. Nếu chấp nhận quan điểm của Jerpersen (1924:108ff) thì cần phân biệt hai loại định ngữ: định ngữ hạn định (restrictive adjunct) có tác dụng thu hẹp ngoại diên của khái niệm do danh từ trung tâm biểu thị và định ngữ trang trí (epitheton ornantium) chỉ sự thông báo thêm một phẩm chất bổ sung của đối tượng biểu thị. Chẳng hạn ở các ví dụ cái con cá ươn ấy, con gà gầy ốm ấy, cái quyển sách dày cộp ấy, những người công nhân nhanh nhẹn ấy , thì cá, gà, sách, công nhân là định ngữ hạn định còn ươn, gầy ốm, dày cộp, nhanh nhẹn là định ngữ trang trí [3].

Định ngữ trang trí chỉ xuất hiện trong điều kiện danh ngữ có danh từ trung tâm biểu thị thực thể được tri nhận như những vật rời, đếm được, tức danh từ đếm được [4]. Bởi lẽ, ta chỉ có thể bổ sung thêm một phẩm chất cho vật, nếu vật đó có một đường viền đủ để tách rời với những vật cùng loại. Ví dụ: có thể nói cầm bàn tay xinh xắn, bắt con gà mập ú, nhưng không nói *cầm tay xinh xắn; *bắt gà mập ú .

Trong tiếng Việt, hai loại định ngữ này tương ứng với hai vị trí hoàn toàn khác nhau. Theo trật tự cú pháp tiếng Việt, vật được nói đến được đề cập trước và đặc điểm về vật đó được nêu sau; định ngữ hạn định bao giờ cũng đứng trước định ngữ trang trí . Ví dụ:

(1)

Có thể nói

nhưng không thể nói

a. hai con bé xíu

* hai con bé xíu [5]

b. tờ giấy trắng tinh

* tờ trắng tinh giấy

c. quyển sách dày cộp

* quyển dày cộp sách

d. những chiếc bút xinh xắn

* những chiếc xinh xắn bút

1.2. Nếu định ngữ hạn định là một danh ngữ thì danh từ mở đầu là danh từ khối (loại danh từ biểu thị các thuộc tính chủng loại của sự vật và có chức năng chuyên làm định ngữ hạn định) làm thành tố chính chỉ loại, các yếu tố chỉ loại khác, nếu có, đứng sau nó chỉ loại nhỏ hơn và luôn xuất hiện theo quan hệ tôn ti (loại à hạng). Vị trí của định ngữ hạn định có tính ổn định nhất và được sắp xếp theo một trật tự minh bạch và nhất quán nhất (so với những loại thành tố phụ khác sau danh từ trung tâm, x. những phần tiếp theo) [6].

Như vậy, vị trí 1' – vị trí của định ngữ hạn định – có thể tách thành 1'a và 1'b. Vị trí 1'a bao giờ cũng là danh từ khối . Còn vị trí 1'b có thể do danh từ (khối hay đơn vị), vị từ, hoặc số từ đảm nhận , như mật mía, dưa chuột, thuốc viên, bia lon, cá rán, khăn lau, hoa hồng, cày 51, v.v., nhưng cũng không hiếm trường hợp ta khó có thể xác quyết cái yếu tố chiếm vị trí 1b mang bản chất của từ loại nào, ví dụ: con thu / ngừ / đé . [7] So sánh thêm:

(2)

1'a

1'b

con , bông hoa

trê , cá thu , hoa hồng , hoa cúc

quyển sách , cuộn vải

sách giáo khoa , vải đũi , vải đen , vải thô

cái quạt , cái cày

quạt giấy , quạt xếp , cày 51 , cày máy

mảnh gỗ , chiếc đèn

gỗ lim , gỗ mậ t, đèn bàn , đèn chụp , đèn ngủ

Thực ra, có thể thoáng thấy vị trí 1'b ngay trong công trình của Nguyễn Tài Cẩn (1975:48) khi tác giả cho rằng “nếu áp dụng một cách triệt để” các nguyên tắc xác định vị trí thì cái vị trí sau tổ hợp loại từ + danh từ khối (tức vị trí 1' theo sơ đồ của Nguyễn Tài Cẩn) “không phải chỉ có một vị trí mà có đến mấy vị trí”; chẳng hạn, có thể chia vị trí này thành vị trí a dành cho những từ như đực , cái , trai , gái ; vị trí b dành cho động từ, tính từ hay từ tổ số từ + danh từ; vị trí c dành cho tổ hợp của + danh từ, v.v. (Nguyễn Tài Cẩn 1975:48). Tuy nhiên, tác giả không hề nói một cách hiển ngôn rằng những từ như đực , cái , trai , gái là định ngữ hạn định; hơn nữa, như ta đã thấy ở trên, vấn đề không phải là sự tách biệt giữa một bên là những từ như đực , cái , trai , gái và một bên là động từ, tính từ hay tổ hợp số từ + danh từ, mà là giữa định ngữ hạn định và định ngữ trang trí.