Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Giúp trẻ dị tật luyện phát âm đúng PDF. In Email
Thứ tư, 16 Tháng 3 2011 20:04

Khánh Mai, Báo Đất Việt

Phương pháp chỉnh âm cho trẻ dị tật bộ máy phát âm đang được TS Nguyễn Thị Ly Kha, trường ĐH Sư phạm  TP.HCM thử nghiệm nghiên cứu, bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Bé Lê Minh Thành năm nay 7 tuổi, bị bố mẹ bỏ rơi ngay từ nhỏ, được nuôi dưỡng tại làng nuôi trẻ Hòa Bình. Bé bị tổn thương vùng mặt, dị tật bộ máy phát âm rất nặng, nên không thể phát âm bình thường như những đứa trẻ khác.

Ý tưởng bắt nguồn tự sự san sẻ
TS. Ly Kha bắt đầu tiếp cận với bé Thành cách đây một năm, khi đó, bé phản ứng rất chậm và lười nói. Phải mất một thời gian dài làm quen, tìm hiểu tập luyện, áp dụng phương pháp chỉnh âm cho trẻ dị tật, 4,5 tháng sau bé mới bắt đầu tập nói.

TS Ly Kha cho biết: “Ban đầu, chúng tôi chỉ muốn tạo ra một phần mềm một sản phẩm có ứng dụng công nghệ thông tin dành cho mọi người trong luyện học tiếng Việt. Thế nhưng sau khi tiếp xúc với các bác sĩ tại làng Hòa Bình, tôi nghĩ rằng, sản phẩm này cũng sẽ có tác dụng tích cực đối với trẻ em tàn tật, nên tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề...”

Thông thường, ở trẻ bị dị tật, khả năng chú ý, tập trung rất kém. Đối với trường hợp của bé Minh Thành, phải mất một thời gian quan sát, gần gũi với bé, TS Ly Kha và nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM mới phát hiện ra rằng, bé phản ứng rất tốt với những hình ảnh liên quan tới mình.
Vì thế, nhóm đã tiến hành quay phim, chụp lại hình ảnh của bé, lồng ghép vào hình ảnh, các từ ngữ và tập cho bé nói. Lúc đó, bé bắt đầu phản ứng lanh lợi và nói nhiều hơn.
Nghiên cứu cần được nhân rộng
Ths.BS Nguyễn Thị Phương Tần, trưởng Khoa phục hồi chức năng, Giám đốc làng Hòa Bình cũng cho biết: Trước đây, với những đứa trẻ như trường hợp của Minh Thành, trẻ thường chậm nói, hoặc chỉ im lặng, không nói. Từ khi bắt đầu áp dụng phương pháp chỉnh âm cho trẻ dị tật, trẻ lanh lợi, chủ động, nghe được nhiều hơn, có phản ứng tốt hơn với những điều người khác nói, và bắt đầu nói nhiều hơn.
Đề tài này được thực hiện dưới sự phối hợp của nhóm các sinh viên bao gồm bạn Phạm Hải Lê, Nguyễn Thị Hương Giang và một nhóm sinh viên khoa Giáo dục mầm non, ĐH Sư phạm TP.HCM. DVD “Chỉnh âm và phát triển lời nói cho bé” do nhóm nghiên cứu hình thành gồm tập hợp các bài đồng dao, các bài hát dành cho trẻ, cùng với các hình chỉnh âm hết sức sinh động.
Bên cạnh đó, còn có thêm phần luyện phát âm cả bằng hình minh họa vành miệng, lưỡi, luyện tập phát âm theo giai điệu, clip các hoạt động của trẻ. Việc dạy cho trẻ khuyết tật còn phải được phối hợp hài hòa với việc tạo tình huống giao tiếp, dạy bằng các trò chơi, tranh ảnh….
Bác sĩ Phương Tần khẳng định rằng, phương pháp này rất cần thiết cho trẻ, cần được đưa vào ứng dụng rộng rãi và mở rộng đối tượng áp dụng. Nó sẽ giúp cải thiện khuyết tật của trẻ, đồng thời giảm gánh nặng cho xã hội và những cô giáo, bác sĩ…
TS Ly Kha cho biết: những kết quả từ việc chỉnh âm cho trẻ bị dị tật ở Làng Hòa Bình, Bệnh viện Từ Dũ mới chỉ là bước đầu. Nghiên cứu này sẽ được tiếp tục ở một diện rộng hơn để hoàn thiện phương pháp và nội dung của DVD “Chỉnh âm phát triển lời nói”.

Khánh Mai

Nguồn: http://khoahoc.baodatviet.vn/Home/KHCN/kh24/Giup-tre-di-tat-luyen-noi/20113/134970.datviet