Vietnamese-VNFrench (Fr)简体中文English (United Kingdom)

Khoa Nga
 

 

RA MẮT CHI HỘI VIỆT-NGA 22-3-2013

Trang Chủ GIỚI THIỆU KHOA NGA Hoạt động dạy - học và hợp tác
Hoạt động dạy - học và hợp tác PDF. In Email
Thứ năm, 18 Tháng 8 2011 10:53

HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC VÀ HỢP TÁC


1. THỰC TRẠNG DẠY – HỌC VÀ NGHIÊN CỨU TIẾNG NGA

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 14 trường Đại học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường Đại học Sư phạm lớn của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam. Tính đến tháng 06 năm 2009, tổng số cán bộ, viên chức là: 878 người, trong đó có 631 giảng viên. Và khoảng 10% trong số đó đã từng tốt nghiệp hoặc tu nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Liên Xô và Liên bang Nga.

Khoa tiếng Nga trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh là một khoa ngôn ngữ được thành lập và đi vào họat động ở phía Nam Việt Nam vào đầu năm học 1978-1979. Bắt đầu từ năm học 1992 – 1993 khoa thực hiện việc đào tạo song ngữ Nga – Anh. Sau thời gian đào tạo 5 năm sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng Cử nhân sư phạm tiếng Nga và Cao đẳng sư phạm tiếng Anh.

Hiện nay tại khoa tiếng Nga có khoảng 160 sinh viên cùng với 29 giảng viên và viên chức. Khoa có 4 tổ bộ môn: Tổ Thực hành tiếng, Tổ Chuyên ngành, Tổ Giáo học pháp Nga – Anh, Tổ Tiếng Anh.

Từ năm học 2003 – 2004 khoa tiếng Nga còn mở chuyên ngành mới – Đào tạo cử nhân Nga ngữ ngòai sư phạm ( hệ biên – phiên dịch ). Quyết định này là hoàn toàn phù hợp với khuynh hướng mới trong việc đào tạo của trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. Hình thức đào tạo này đã đáp ứng với nhu cầu học tiếng trong xã hội, thu hút được sự quan tâm và hưởng ứng từ phía người học. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, mà trong nhiều năm gần đây khoa tiếng Nga gặp không ít khó khăn trong việc tuyển sinh (hàng năm khoảng 20 đến 50 sinh viên)

Từ những năm đầu của thế kỉ 21, tuy phải đồng thời khắc phục rất nhiều trở ngại chủ quan và khách quan nhưng khoa tiếng Nga, dưới sự lãnh đạo của BGH trường, vẫn ổn định và duy trì việc dạy-dọc nhôn ngữ Nga và đồng thời thực hiện được nhiều việc như:

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các giảng viên trong khoa theo học và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thạc sĩ ở cả hai thứ tiếng Nga và Anh; Hiện nay khoa đang gửi 3 giảng viên trẻ đi học NCS tại viện Tiếng Nga Pushkin, Moskva bằng học bổng của Bộ GD&ĐT Việt Nam, 1 giảng viên đang làm luận án Tiến sĩ trong nước;

- Giữ lại các SV tốt nghiệp loại giỏi có nguyện vọng gắn bó lâu dài với ngành nghề để tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ làm giảng viên tiếng Nga cho khoa;

- Mở ngành đào tạo mới, tăng cường và mở rộng sự hợp tác với Viện Quốc gia tiếng Nga mang tên A.S.Pushkin dưới các hình thức như: gửi giảng viên của khoa sang thực tập nâng cao trình độ tại Viện cũng như tiếp nhận các chuyên gia từ Viện sang làm việc tại khoa;

- Đặt mua các sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, băng đĩa phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của khoa; chỉnh sửa và hòan thiện chương trình đào tạo; biên tập và xuất bản giáo trình mới cùng hàng lọat các biện pháp khác nhằm nâng cao về chất công việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên cũng như sinh viên trong toàn khoa.

2. THỰC TRẠNG HỢP TÁC ĐÀO TẠO VÀ GIAO LƯU NGHỀ NGHIỆP

2.1 Với các tổ chức trong nước

Khoa tiếng Nga trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh có quan hệ hợp tác khá hiệu quả trong đào tạo cũng như giao lưu học hỏi với nhiều cơ sở có sử dụng tiếng Nga như một ngôn ngữ công vụ. Cụ thể một số các công việc đã và đang thực hiện như:

  • Kết hợp với phòng đào tạo sau đại học của trường tổ chức và thực hiện các kì tuyển sinh và đào tạo tiếng Nga như một ngoại ngữ theo chương trình sau đại học;
  • Khoa đã gứi Sinh viên hệ ngoài sư phạm đi thực tập theo nhóm tại các công sở khác nhau. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia Nga, sinh viên thực hiện công tác biên - phiên dịch, thực hành tiếng, và các công việc văn phòng khác. Trong đó có:

  1. Công ty cổ phần máy xây dựng Vietnam - Ural tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh;
  2. Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội;
  3. Tổng lãnh sự quán Nga tại TP. Hồ Chí Minh;
  4. Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga tại TP. Hồ Chí Minh;
  5. Xí nghiệp Liên danh dầu khí VIETXOPETRO, Vũng Tàu;
  6. Trường trung học phổ thông làng Nga – Vũng Tàu;

  • Sinh viên hệ sư phạm của khoa đi thực tập tiếng Nga tại trường kĩ thuật quân đội Vinhempich, TP. Hồ Chí Minh;
  • Làm chương trình đào tạo tiếng Nga cho sinh viên trường Đại học Bình Dương;
  • Cử giảng viên giảng dạy tiếng Nga cho các đơn vị trên địa bàn thành phố theo yêu cầu như nhà máy Ba Son, công ty thương mại dầu khí, trường đại học kiến trúc, vv…

và hàng loạt các công việc khác liên quan đến việc sử dụng tiếng Nga như một ngoại ngữ.

2.2 Với các tổ chức ngoài nước

  • Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã kí với Viện tiếng Nga mang tên Pushkin, Moskva bản Thỏa thuận hợp tác từ năm 1999-2004 và 2005-2009 trong việc hàng năm Viện cử chuyên gia sang công tác tại khoa tiếng Nga trong 3 tháng và tiếp nhận 3 thực tập sinh là giảng viên khoa Tiếng Nga và khoa Văn sang thực tập 3 tháng tại Viện theo kinh phí 2 bên thỏa thuận, và các điều khoản khác;
  • Thông qua Tổng lãnh sự quán Nga tại Tp. HCM mời giảng viên tiếng Nga là giáo viên ngôn ngữ tham gia công tác giảng dạy cho sinh viên khoa tiếng Nga theo kinh phí chi tiêu nội bộ của trường;
  • Đã tích cực tiếp xúc với Quĩ “Hòa bình Nga”, thực hiện các thủ tục cần thiết và đón tiếp, bố trí chỗ ở cho chuyên gia do Quĩ “Hòa bình Nga” cử sang làm việc tại khoa tiếng Nga trong NH 2009-2010 theo chương trình “Giáo sư tiếng Nga” của Quĩ; Hiện nay chuyên gia đang hợp tác rất có hiệu quả trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học tại khoa;

Trường và khoa tiếng Nga, theo thư giới thiệu từ Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Bộ GD & ĐT Việt Nam, TT KH & VH Nga tại Hà Nội, Tổng lãnh sự quán Nga tại Tp. HCM, đã tích cực  tiếp xúc với Quĩ “Hòa bình Nga”, thực hiện các thủ tục cần thiết để triển khai và hoàn tất các thủ tục cho dự án “Trung tâm Nga” thuộc Quĩ “Hòa bình Nga”. Trong thời gian từ ngày 08/12/2009 đến ngày 10/12/2009 Ông giám đốc điều hành khu vực châu Á vá châu Phi của Quỹ “Hòa bình Nga” tại Moskva đã sang thăm và làm việc với trường để khảo sát việc thành lập tại trường “Trung Tâm Nga”. Và hiện nay Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã chính thức được Quĩ phê duyệt và đang trong giai đoạn chuẩn bị thành lập “Trung tâm Nga” tại cơ sở của trường.

 


 Lịch công tác 

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
29 30 1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31 1 2

 Đăng Nhập