Tin mới
Đối tượng tham dự Hội thi
  • Sinh viên hệ đại học, cao đẳng chính quy đang học tập tại các trường thuộc Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
  • Sinh viên học các chuyên ngành Triết học, Lịch sử Đảng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Thế giới và Chính trị học không được dự thi.
 
Hình thức đăng ký dự thi
  • Mỗi trường đăng ký tham gia tối đa 02 (hai) đội.
  • Mỗi đội gồm 6 người, 5 thành viên chính thức và 1 thành viên dự bị. Thành viên dự bị chỉ thay thế khi thành viên chính thức vắng mặt tại buổi thi.
  • Đội tuyển đăng ký theo mẫu do Ban tổ chức quy định. Mỗi thành viên đội tuyển nộp 02 tấm hình 3x4. Hồ sơ đăng ký dự thi phải có xác nhận của Đảng ủy, chi ủy trường.
  • Các trường tải hồ sơ và thực hiện đăng ký theo hướng dẫn trên trên website www.hcmup.edu.vn.
  • Địa chỉ gửi hồ sơ dự thi: Văn phòng Đảng ủy Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, phòng 806 dãy C, 280 An Dương Vương, Phường 4 Quận 5. ĐT : 0838352020-175
  • Thời hạn đăng ký: hạn chót: 16h30 ngày 17/9/2014.
 
Thể lệ hội thi

Hội thi sẽ được tổ chức thành 4 vòng: vòng sơ khảo (trắc nghiệm trên máy tính); vòng bảng (chọn 27 đội có số điểm cao nhất vòng sơ khảo, chia làm 9 bảng, mỗi bảng 3 đội, thi đấu đối kháng trực tiếp); vòng bán kết (9 đội nhất của 9 trận vòng bảng, chia làm 3 bảng, mỗi bảng 3 đội, thi đấu đối kháng trực tiếp); vòng chung kết (3 đội nhất của 3 trận vòng bán kết, thi đấu đối kháng trực tiếp).

 
Nội dung và hình thức thi

I. Nội dung

  • Các kiến thức cơ bản về các môn khoa học Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; các hiểu biết về thân thế, sự nghiệp các nhà triết học, các nhà kinh tế học tiêu biểu của các thời kỳ; các nhà cách mạng, lãnh tụ, danh nhân trong và ngoài nước.
  • Việc vận dụng, thực hiện những vấn đề về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tập trung vào chủ đề 2014 “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” và các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI; các Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần IX; Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII.
  • Các thành tựu về chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam và Thành phố giai đoạn 2000 – 2014, các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế.
  • Các vấn đề cơ bản về lịch sử, văn hoá, đất nước và con người Việt Nam; về "Luật biển Việt Nam" gắn với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo Tổ quốc; về Hiếp pháp, pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ tháng 01 năm 2014.

II. Nội dung và hình thức các vòng thi

1. Vòng sơ khảo:

Thi trắc nghiệm trên máy tính, mỗi thành viên trả lời 75 câu hỏi trong thời gian 45 phút. Số điểm của đội sẽ là tổng điểm 05 (năm) thành viên.

Ban Tổ chức sẽ chọn ra 27 đội có số điểm cao nhất để vào vòng bảng. Trong trường hợp các đội bằng điểm nhau khi xếp thứ hạng, Ban tổ chức sẽ lần lượt xét tiếp các hệ số phụ theo mức độ ưu tiên sau:

  • Số điểm của thành viên có điểm cao thứ nhất trong đội.
  • Sau đó, lần lượt đến số điểm của thành viên có điểm cao thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm trong đội.

Trong trường hợp số lượng đội tuyển đăng ký dự thi ít hơn 27 đội, Ban tổ chức sẽ quyết định không tổ chức vòng sơ khảo.

2. Vòng bảng:
27 đội chia thành 9 bảng, mỗi bảng 3 đội,  thi đấu 9 trận, chọn 9 đội nhất mỗi trận vào vòng bán kết. Thi đấu đối kháng loại trực tiếp với 3 phần thi:

Phần 1: Nhập môn tri thức

  • Nội dung thi: những kiến thức cơ bản xoay quanh nội dung của Hội thi bao gồm những vấn đề sau: những kiến thức cơ bản về các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước và thế giới; cuộc đời hoạt động của các nhà khoa học, văn hóa, chính trị tiêu biểu trong nước và thế giới.
  • Hình thức thi: Cả 5 thành viên của mỗi đội sẽ luân phiên trả lời các câu hỏi cho từng thành viên. Mỗi đội có 5 câu hỏi dưới hình thức hỏi đáp. Thời gian suy nghĩ và trả lời mỗi câu hỏi không quá 20 giây. Có 2 gói câu hỏi lần lượt là 50 điểm và 70 điểm với thang điểm như sau:
    • Gói 50 điểm: trả lời đúng 1 câu hỏi cộng 10 điểm, trả lời sai trừ 00 điểm.
    • Gói 70 điểm: trả lời đúng 1 câu hỏi cộng 14 điểm, trả lời sai trừ 06 điểm.

Phần 2: Vấn đề và sự kiện

  • Nội dung thi: những sự kiện, thành tựu nổi bật trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội của Tp.Hồ Chí Minh, của đất nước và thế giới trong những năm gần đây; nội dung các học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, các sự kiện lịch sử quan trọng trong các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị, lịch sử đảng…
  • Hình thức thi:
    • Mỗi đội sẽ có 2 lượt lựa chọn câu hỏi, thời gian suy nghĩ và trả lời của mỗi đội không quá 45 giây, sau mỗi 15 giây sẽ có một gợi ý được mở ra. Đội lựa chọn câu hỏi được quyền bổ sung 1 lần, câu trả lời bổ sung là câu tính điểm (câu trả lời tính điểm là câu trả lời có hiệu lệnh “hết” của đội). Trả lời đúng mỗi câu hỏi được tính điểm như sau:
      • Từ khi mở câu hỏi đến giây thứ 15: trả lời đúng cộng 30 điểm.
      • Từ giây thứ 16 (mở gợi ý thứ nhất) đến giây thứ 30: trả lời đúng cộng 20 điểm.
      • Từ giây thứ 31 (mở gợi ý thứ hai) đến giây thứ 45: trả lời đúng cộng 10 điểm.

Phần 3: Tự hào và tiếp bước

  • Nội dung thi: các câu hỏi xoay quanh các nội dung:
    • Những giai đoạn phát triển quan trọng của xã hội loài người.
    • Các phát minh khoa học có tính chất bước ngoặc trong lịch sử xã hội loài người.
    • Các nền văn minh tiêu biểu, các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.
    • Những đặc điểm nổi bật trong cách sống, phương pháp tư duy, triết lý trong cuộc sống, nhìn nhận vai trò, sự tồn tại của trời đất, vai trò của con người qua văn hóa dân gian Việt Nam.
    • Các vấn đề cơ bản về Hiến pháp của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    • Thành tựu chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam và Thành phố trong 28 năm đổi mới (1986 – 2014)
  • Hình thức thi: mỗi đội sẽ có 3 lượt lựa chọn câu hỏi, bao gồm cả câu hỏi hình tiếng, thời gian suy nghĩ và trả lời của mỗi đội không quá 30 giây.
  • Đội lựa chọn câu hỏi được quyền bổ sung 1 lần, câu trả lời bổ sung là câu tính điểm. Trả lời đúng được 20 điểm, sai không có điểm. Nếu đội lựa chọn câu hỏi trả lời sai hoặc không có câu trả lời, 2 đội còn lại có quyền trả lời bổ sung 1 lần, thời gian trả lời bổ sung không quá 20 giây. Trả lời bổ sung đúng được ½ tổng số điểm câu hỏi (10 điểm), sai trừ 5 điểm.
  • Trong phần thi này, mỗi đội được một lần đặt ngôi sao hy vọng trước khi chọn câu hỏi. Trả lời đúng được gấp đôi điểm ở câu hỏi đó, sai không có điểm và không bị trừ điểm.
  • Trong quá trình thi, song song với việc lựa chọn câu hỏi, Ban tổ chức có đưa ra một hình nền cho phần thi, gợi ý để trả lời đúng hình nền được mở ra khi các đội trả lời đúng câu hỏi của ban tổ chức đưa ra, có tổng cộng 09 mảnh hình nền. Mỗi đội thi được phép đoán chủ đề 01 lần, trả lời đúng được cộng 30 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Các đội được phép đoán chủ đề trong bất cứ thời gian nào mà các đội muốn, tín hiệu xin đoán chủ đề là tín hiệu chuông (nếu là tín hiệu chuông trong thời gian đội bạn đang trả lời câu hỏi thì đội đưa ra tín hiệu chuông là đội được ưu tiên đoán chủ đề sau khi câu hỏi đã có kết luận của Ban giám khảo).

3. Vòng bán kết: 9 đội chia thành 3 bảng, mỗi bảng 3 đội, thi đấu 3 trận, chọn 3 đội nhất mỗi trận vào vòng chung kết. Thi đấu đối kháng loại trực tiếp với 4 phần thi:
* Phần 1: Nhập môn tri thức (tương tự vòng bảng).
* Phần 2: Vấn đề và sự kiện (tương tự vòng bảng).
* Phần 3: Diễn đạt và trả lời

  • Nội dung thi: các đội sẽ thi kiến thức tổng hợp về lịch sử, các thuật ngữ, học thuyết triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, các tác phẩm quan trọng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các danh nhân, các nhà khoa học,…
  • Hình thức thi: mỗi đội chọn 2 thành viên tham gia phần thi này. Thời gian cho mỗi đội thi là 2 phút (120 giây).
    • Ban tổ chức sẽ chiếu trình tự các từ khoá lên màn hình, 1 thành viên nhìn lên màn hình, diễn đạt cho thành viên còn lại trả lời nhưng không được sử dụng từ trên màn hình, không được dùng tiếng lóng, ngoại ngữ hoặc các dấu hiệu có liên quan. Thí sinh diễn đạt phải dùng các thuật ngữ, định nghĩa, khái niệm khoa học, lịch sử để giải thích, không được dùng những cách hiểu thô thiển, thông tục để diễn đạt. Sẽ có 10 từ khoá được hiển thị, trả lời đúng mỗi từ khóa được 5 điểm. Nếu trả lời không được, có thể bỏ qua, sau 10 từ, có thể quay trở lại trả lời từ khoá đã bỏ qua.
    • Khi đoán đúng được 05 từ khoá, đội thi sẽ được thưởng thêm 10 điểm; khi đoán đúng được 10 từ khoá, đội thi sẽ được thưởng thêm 20 điểm.

* Phần 4: Tự hào và tiếp bước (tương tự vòng bảng).

Câu hỏi thử thách:
Phần thi không bắt buộc, các đội phải quyết định có tham gia phần thi này hay không trước khi bắt đầu phần thi này. Nội dung thi mang tính tổng hợp, các đội tuyển có quyền lựa chọn câu hỏi 30 điểm hoặc 50 điểm để trả lời. Đội chọn câu hỏi có quyền bổ sung 1 lần, câu trả lời bổ sung là câu tính điểm, thời gian suy nghĩ và trả lời là 45 giây. Trả lời đúng được trọn số điểm, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm bằng với số điểm câu hỏi đội mình chọn.

4. Vòng chung kết: gồm 5 phần thi:
* Phần 1: Theo Gương Bác

  • Nội dung thi: giới thiệu về việc thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ đề “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.
  • Hình thức thi: mỗi đội có 05 (năm) phút để thể hiện chủ đề của phần thi thông qua các hình thức: hoạt cảnh, văn nghệ, sân khấu hoá, hùng biện… Điểm của đội thi là điểm trung bình cộng của các thành viên Ban giám khảo (thang điểm: 50 điểm)

* Phần 2: Nhập môn tri thức (tương tự vòng bảng).
* Phần 3: Vấn đề và sự kiện (tương tự vòng bảng).
* Phần 4: Diễn đạt và trả lời (tương tự vòng bán kết).
* Phần 5: Tự hào và tiếp bước (tương tự vòng bảng).

Câu hỏi thử thách (tương tự vòng bán kết).

 
Thứ tự thi

Thứ tự thi cụ thể ở mỗi lượt thi, phần thi của các đội tham gia vòng bảng, vòng bán kết và vòng chung kết sẽ được Ban tổ chức tiến hành cho các đội bắt thăm trong buổi họp trước ngày diễn ra mỗi vòng thi.

 
Nguyên tắc chấm điểm
  • Công khai đáp án và số điểm sau mỗi phần thi.
  • Thang điểm: không sử dụng thang điểm lẻ (trừ phần thi Theo Gương Bác); đáp án đúng được hưởng trọn số điểm, đáp án chưa chính xác hoặc sai thì không được tính điểm.
  • Trong trường hợp các đội có tổng điểm bằng nhau ở các vòng thi (bảng, bán kết, chung kết) thì Ban Tổ chức, Ban Giám khảo sẽ tổ chức thi câu hỏi phụ để quyết định đội thắng cuộc giành quyền vào vòng tiếp theo và xếp hạng nhất, nhì, ba ở vòng chung kết.
 
Giải thưởng

Ban tổ chức trao giải thưởng (hiện kim, giấy chứng nhận) nhất, nhì, ba, khuyến khích cho các đội tuyển đạt kết quả tốt. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao một số các giải phụ cho cá nhân và tập thể.

 
Trách nhiệm của đội tuyển và cá nhân các thành viên trong đội tuyển
  • Chấp hành nghiêm túc điều lệ hội thi và sự phân công của Ban tổ chức về thời gian, địa điểm dự thi.
  • Tham gia đầy đủ các buổi họp phổ biến điều lệ và bắt thăm thứ tự thi các vòng thi.
  • Trong quá trình diễn ra hội thi, có thắc mắc, khiếu nại vấn đề gì, các đơn vị gửi văn bản về Ban tổ chức. Nếu đội nào vi phạm điều lệ, tùy mức độ, Ban tổ chức sẽ xem xét và đề xuất Ban Chỉ đạo hội thi xử lý.
 
Điều khoản thi hành

Điều lệ này có hiệu lực từ ngày ban hành. Trong quá trình tổ chức hội thi, nếu có những vấn đề phát sinh cần thay đổi cho phù hợp trước khi thi đấu thì Ban tổ chức sẽ quyết định và thông báo cụ thể cho các đội trước khi thi ít nhất 03 (ba) ngày.