Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Toán ở Tiểu học


NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỒN TẠI NGHIỆM BIÊN CỦA HỆ PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN TUYẾN TÍNH PDF. In Email
Thứ bảy, 12 Tháng 12 2020 10:47

Tác giả: TS. Nguyễn Việt Khoa

Đã đăng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH, TẠP CHÍ KHOA HỌC, KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ, Tập 17, Số 9 (2020): 1556-1564, ISSN: 1859-3100.

 

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã xét bài toán tìm nghiệm ổn định tiệm cận của hệ phương trình tuyến tính trong trường hợp phổ của toán tử tuyến tính đã cho là ổn định (Nguyen, 2013; Konyaev & Nguyen, 2014). Trong bài báo này, chúng tôi xây dựng nghiệm của bài toán biên của hệ phương trình vi phân tuyến tính không ô-tô-nôm

(1)

thỏa mãn điều kiện ban đầu

với  (2)

trong trường hợp phổ của toán tử tuyến tính đã cho là không ổn định. Thực tế bài toán biên với phổ của toán tử tuyến tính đã cho không ổn định là một bài toán khó hơn. Từ kết quả của công thức nghiệm tìm được, ta có thể áp dụng để giải hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất tương đương với hệ phương trình (1) đã cho.

Ngoài ra, bằng cách tiếp cận kết quả của (Nguyen, 2013), chúng tôi đã giải được nghiệm của bài toán biên có hệ số khuếch tán bị nhiễu

thỏa mãn điều kiện ban đầu 

và kết quả này được minh họa bằng ví dụ cụ thể.

Từ khóa: hệ phương trình vi phân tuyến tính, nghiệm biên, hàm ma trận, phổ của ma trận, cấu trúc nửa nguyên tố.

ABSTRACT

On the existing conditions of boundary solutions of linear differential equations systems.

In the previous study, We had considered the problem about the asymptotical stability substitution of the linear differential systems in the case of a given linear operator's spectrum that is stability (Nguyen, 2013; Konyaev & Nguyen, 2014).

In this paper, we investigate the existing conditions of boundary solutions of non-autonomous linear differential equations systems

satisfied original condition

in the case of a given linear operator's spectrum that is not stability. It is a harder problem. From there we solve the solution of the linear differential equations systems which is equivalent to system (1).

Besides, with the approach of the result (Nguyen, 2013), We have solved the solution of the boundary problem with diffusion coefficient is disturbed.

satisfied initial condition

and this result is illustrated by the specific example.

Keywords: linear differential equation systems, boundary solution, matrix function, spectrum of matrices, half elemental structure.

Kết luận

Nội dung bài báo giải quyết vấn đề về điều kiện tồn tại duy nhất nghiệm của bài toán biên của hệ phương trình vi phân tuyến tính trong trường hợp phổ của toán tử tuyến tính đã cho không ổn định. Khi điều kiện ấy được thỏa mãn thì công thức nghiệm cũng được xác định. Một vấn đề khác cũng được quan tâm và giải quyết đó là sự tồn tại duy nhất nghiệm của bài toán biên có hệ số khuếch tán bị nhiễu tại điểm kỳ dị. Ngoài ra, Ví dụ 4.1 góp phần minh họa vấn đề nghiên cứu được hữu hiệu và sinh động hơn.

 
Bài báo: Nghiên cứu nghiệm ổn định tiệm cận của hệ phương trình vi phân tuyến tính có hệ số tuần hoàn bằng phương pháp phổ PDF. In Email
Thứ ba, 12 Tháng 12 2017 10:58

 
Cơ sở Toán học và yếu tố thực tiễn của một số kiến thức toán tiểu học PDF. In Email
Thứ hai, 14 Tháng 9 2015 00:52

Dương Minh Thành *

Tóm tắt: Bài báo này điểm lại cơ sở toán học và yếu tố thực tiễn hình thành nên một số kiến thức toán tiểu học. Để có cái nhìn khách quan, chúng tôi xem xét các kiến thức toán đó trong những bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam, Singapore và Mĩ.

Từ khóa: kiến thức toán, sách giáo khoa, yếu tố thực tiễn, thiết kế chương trình.

THE MATHEMATIC FOUNDATION AND PRACTICAL FACTORS
OF SOME MATH KNOWLEDGE AT PRIMARY SCHOOLS

Abstract: This article reviews the mathematic foundation and practical factors that form some math knowledge for primary education. In order to have an objective view, the researcher examines such knowledge in various textbooks that are currently used in Vietnam, Singapore and the US.

Keywords: Math knowledge, textbook, practical factor, curriculum design.

Đào tạo giáo viên tiểu học là một công việc phức tạp ở đó đơn vị đào tạo phải có trách nhiệm giúp sinh viên chuẩn bị kĩ lưỡng kiến thức về phương pháp dạy học cũng như phải giúp họ nắm được kiến thức toán tiểu học (và nhiều kiến thức khác) ở mức độ am hiểu. Ví dụ một giáo sinh tiểu học khi ra trường cần phải trả lời thành thục những câu hỏi “Phân số là gì?”, “Làm sao giúp học sinh so sánh được hai phân số?”, “Cộng hai phân số được giải thích như thế nào?”. Do đó dẫn tới việc cần phải xác lập cơ sở toán học của các kiến thức toán tiểu học. Điều này không chỉ giúp cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học xây dựng chương trình toán bậc đại học mà còn giúp các nhà soạn thảo chương trình, SGK có thêm thông tin về yếu tố khoa học toán học (bên cạnh khoa học giáo dục) để đưa ra được cách tối ưu trong việc truyền tải kiến thức đó đến được đối tượng học sinh.

Một khía cạnh khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn một kiến thức cũng như mức độ của nó để đưa vào trong SGK là yếu tố thực tiễn. Ở bậc tiểu học, với đặc trưng hình thành kiến thức toán ở mức độ nhận diện hoặc phát hiện, hình thành những quy tắc cơ bản đầu tiên của toán học (chẳng hạn quy tắc đếm) thì đòi hỏi phải chú ý đến yếu tố thực tiễn. Đối với học sinh tiểu học, khó có thể xuất phát từ một tình huống toán học để xây dựng một kiến thức toán học tiếp theo mà phải xuất phát từ một yếu tố thực tế, thực tế ở đây gắn với thế giới xung quanh học sinh. Cách xuất phát này cũng giúp dẫn đến cái đích cuối cùng: học sinh thấy được yếu tố toán học trong đời sống thực tiễn.

[ … [†] ]

 

 


* TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[†] Toàn văn được đăng từ trang 97 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015

 
Khái niệm diện tích trong sách Toán tiểu học Việt Nam và Pháp PDF. In Email
Thứ hai, 14 Tháng 9 2015 00:31

KHÁI NIỆM DIỆN TÍCH

TRONG SÁCH TOÁN TIỂU HỌC VIỆT NAM VÀ PHÁP

Trần Đức Thuận *

Tóm tắt: Diện tích là một khái niệm thường dùng trong cuộc sống. Bài viết này tập trung nghiên cứu các kiến thức liên quan đến diện tích trong sách Toán tiểu học của Việt Nam và Pháp. Bằng cách phân tích sách giáo khoa Toán được lựa chọn, chúng tôi cố gắng chỉ ra, so sánh mối quan hệ giữa khái niệm diện tích với thể chế dạy học ở Việt Nam và Pháp.

Từ khóa: diện tích, Toán tiểu học, thể chế dạy học, Việt Nam, Pháp.

THE NOTION OF AREA IN MATHEMATICS TEXTBOOKS
FOR ELEMENTARY STUDENTS IN VIETNAM AND FRANCE

Abstract: Area is a notion commonly used in daily life. This article concentrates on studying knowledge of area in Vietnamese and French mathematics textbooks at elementary schools. By analyzing selected mathematics textbooks, the author attempts to identify and compare the relationship between the notion of area with teaching and learning institutions in Vietnam and France.

Keywords: area, elementary mathematics, teaching and learning institution, Vietnam, France.

[…]

Để so sánh việc dạy học khái niệm diện tích ở cấp tiểu học giữa Việt Nam và Pháp, nghiên cứu này chọn nghiên cứu các bộ sách của Việt Nam và Pháp. Hiện nay, Việt Nam chỉ có một bộ sách giáo khoa Toán tiểu học do Đỗ Đình Hoan chủ biên. Do đó, sách giáo khoa và sách giáo viên do Đỗ Đình Hoan chủ biên được chọn phân tích. Trong khi đó, Pháp có nhiều bộ sách khác nhau. Bộ sách Cap Maths của nhóm Ronald Charnay được lựa chọn vì các tác giả là những nhà didactic Toán. Bộ sách Cap Maths có 3 phiên bản: sách học sinh gồm các bài tập thực hành; tập các phiếu bài tập, hình vẽ để cắt rời, phát cho học sinh thực hiện; sách hướng dẫn dành cho giáo viên có trích dẫn lại các trang sách học sinh, phân tích rõ ý tưởng, đáp án, kế hoạch dạy học. Do sách hướng dẫn dành cho giáo viên có trích dẫn lại các trang sách học sinh nên phần trích dẫn tài liệu tham khảo của Pháp chủ yếu được thực hiện trên sách hướng dẫn dành cho giáo viên.

[ … [†] ]

 


* ThS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[†] Toàn văn được đăng từ trang 107 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015

 
Thử nghiệm trò chơi học tập môn Toán hỗ trợ cho học sinh lớp 3 có khó khăn về tính toán PDF. In Email
Thứ hai, 14 Tháng 9 2015 00:22

THỬ NGHIỆM TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TOÁN

HỖ TRỢ CHO HỌC SINH LỚP 3 CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÍNH TOÁN

Phạm Hải Lê [*],
Ngô Thị Thanh Phương [†]

Tóm tắt: Khó khăn về tính toán (Dyscalculia) là loại khó khăn về sự phát triển các khả năng nhận biết con số cũng như các thao tác số học. Thử nghiệm trò chơi học tập môn Toán hỗ trợ cho học sinh (HS) lớp 3 khó khăn về tính toán, chúng tôi nhằm chứng minh cho giả thuyết: trẻ bị khó khăn về tính toán có thể “cải thiện” được tình hình nếu được phát hiện và hỗ trợ kịp thời với những bài tập và cách thức tác động phù hợp.

Từ khóa: khó khăn về tính toán, các thao tác số học, can thiệp sớm, trò chơi học tập môn Toán.

DESIGNING MATH LEARNING GAMES TO SUPPORT THIRD GRADERS
WITH DYSCALCULIA

Abstract: Dyscalculia is a kind of difficulty in developing one’s ability to identify numbers as well as to manipulate arithmetic operations. On designing math learning games to support third graders with Dyscalculia, the researchers try to prove the hypothesis that children with Dyscalculia can “overcome” their problems if the situation is timely detected and assisted by appropriate homework and interventions.

Keywords: Dyscalculia, arithmetic operations, early intervention, Math learning games.

 

Dyscalculia là một dạng khuyết tật học tập, biểu hiện ở tình trạng gặp khó khăn trong việc xử lí các kí hiệu số học hay chữ số như đọc số, viết hay lập số; khó khăn trong việc nắm vững các phép tính số học như bảng cửu chương, các phép cộng, trừ đơn giản; khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức một chuỗi các thao tác theo trình tự nhằm giải quyết các phép tính phức tạp; khó khăn trong giải toán có lời văn [1], [2], [9]. Những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ [6], [9].

Những nghiên cứu về dịch tễ học ở Tiệp Khắc (Kosc,1974), Mĩ (Badian,1983) hay ở Anh (Lewis, Hitch & Walker, 1994) [8], [9] đã chỉ ra con số từ 3,6% đến 6,3% trẻ có khó khăn về tính toán, nghĩa là một tỉ lệ tương đương với những trẻ em bị khó khăn về đọc (Dyslexie). Trên thế giới, nhất là ở những nước có nền giáo dục phát triển, ngày càng có nhiều nghiên cứu về những khó khăn trong việc học toán từ nghiên cứu lí thuyết đến nghiên cứu ứng dụng… Đặc biệt, hướng nghiên cứu tìm kiếm phương tiện, giải pháp hỗ trợ cho những trẻ này ngày càng được quan tâm.

[ … [‡] ]

 


[*] GV, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[†] GV, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm

[‡] Toàn văn được đăng từ trang 114 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015