Lịch công tác

 
Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30 1 2 3 4 5

Đăng Nhập

 



Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp”

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông báo chiêu sinh Khóa bồi dưỡng chuyên đề “Luyện Chữ Đẹp” tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin chi tiết xin xem tại đây.


PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN

PTN AILab tuyển sinh viên cho dự án KHAN (tạo bài giảng môn toán từ lớp 1-6)

Phòng thí nghiệm AILab trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG–HCM là nơi thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo, Giáo dục và Y tế.

Nhằm triển khai đề tài ứng dụng MOOC do Lãn sự quán Hoa Kỳ tài trợ, PTN AILab ra thông báo tuyển dụng như sau:

I. Mô tả công việc:

Tạo video giải các bài tập mẫu môn toán từ lớp 1 đến lớp 6 bằng tiếng Việt.

II. Số lượng tuyển dụng: 5 người, ưu tiên nữ.

III. Đối tượng:

- Sinh viên hoặc học viên Cao học (ưu tiên cho SV ngành Toán, CNTT).

V. Thời gian và địa điểm làm việc: linh động (làm việc tại nhà hoặc PTN AILab)

VI. Quyền lợi:

- Mức lương dự kiến: thoả thuận theo sản phẩm (từ 2 đến 5tr/tháng).

- Được đào tạo, huấn luyện và tham gia làm trợ giảng ở giai đoạn sau của dự án.

Sinh viên, học viên quan tâm vui lòng gửi CV, và bảng điểm tới địa chỉ email: ailab@.hcmus.edu.vn trước ngày 04/06/2017. PTN AILab chỉ liên hệ phỏng vấn với những ứng viên đủ tiêu chuẩn.


Liên hệ với nhà trường

+ Khoa Giáo dục Tiểu học

Trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 135

Website: http://khoagdth.hcmup.edu.vn

Email: khoagdth@hcmup.ede.vn


+ Phòng Đào tạo

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 143


+ Phòng Sau đại học

Điện thoại: (08) 38352020 - số nội bộ 181, 182, 183, 184

Website: http://sdh.hcmup.edu.vn

Email: phongsdh@hcmup.ede.vn


Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”

Ngày 27 tháng 7 vừa qua, tại Sở Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã diễn ra vòng thi thuyết trình của Hội thi “Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần thứ IX, năm 2016 -2017”. Tại hội thi, các thí sinh lần lượt trưng bày và thuyết trình bảo vệ sản phầm của mình trước hội đồng chuyên môn. Một số sản phẩm kỹ thuật có tính sáng tạo và tính ứng dụng cao đặc biệt trong việc dạy và học tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông…

 

Hội đồng chuyên môn chấm thi ngoài sự có mặt của thầy cô các trường Trung học cơ sở, Trung học Phổ thông thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có sự góp mặt hỗ trợ của thầy Thạc sĩ Trần Đức Thuận và Thạc sĩ Phạm Phương Anh thuộc khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo sự đánh giá chính xác chuyên môn và tính khách quan cho hội thi.

Hội thi năm nay được đánh giá cao về tính kỹ thuật và sự sáng tạo cho thấy chất lượng Hội thi được nâng dần lên qua mỗi năm. Một số sản phẩm tập trung vào việc hỗ trợ dạy và học cho giáo viên như, mô hình miêu tả vòng tuần hoàn của nước, mô hình nhà máy Thủy điện, quy trình xử lý nước, bàn học đa năng…

Bên cạnh đó, một số sáng tạo kỹ thuật mang yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các mô hình được thiết kế kỹ thuật bằng những vật liệu tái chế như thìa, ống hút, đĩa CD cũ.

 

Hội thi “Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lần IX” là cơ hội để các giáo viên, các nhà kỹ thuật giao lưu học hỏi và trình bày những ý tưởng cũng như các sáng tạo kỹ thuật. Qua hội thi, một số ý tưởng kỹ thuật đột phá được các sở ngành như sở Khoa học kỹ thuật, phòng thiết bị dạy học sở giáo dục đào tạo quan tâm và đặt hàng, tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào dạy học tại các trường học.


LSIS

Hệ thống Giáo dục Những ngôi sao nhỏ LSIS, một trong những đơn vị tài trợ cho Hội thảo Quốc tế về Didactic Toán lần thứ VI

http://ngoisaonho.edu.vn/


Tâm lý - Giáo dục ở Tiểu học


Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường: cần một cách làm mớii PDF. In Email
Thứ năm, 13 Tháng 5 2021 10:14

Nguyễn Thị Thu

Giao tiếp là một hoạt động đặc trưng của xã hội loài người. Lịch sử nhân loại cho thấy chưa bao giờ giao tiếp có văn hóa hay văn hóa giao tiếp đánh mất vai trò của nó trong đời sống cá nhân và xã hội. Tuy nhiên, ở góc độ giáo dục văn hóa giao tiếp cho lớp trẻ thì lại khác. Ngày nay, ở nước ta, không khó để chỉ ra hoặc nhìn thấy các hành vi thiếu văn hóa ở người học. Thực tế này đáng buồn và lo ngại bởi nó tồn tại không chỉ ở những học sinh nhỏ tuổi, hạn chế về tuổi đời, kiến thức, kĩ năng giao tiếp mà còn hiện diện ở những học sinh trung học, sinh viên đại học… Nguyên nhân của vấn đề này chắc chắn đến từ nhiều phía. Trong bài viết này chúng tôi đã phân tích và xác định các đặc trưng của văn hóa giao tiếp trong nhà trường - tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc thể hiện giá trị đạo đức và thẩm mỹ học đường trong quá trình tiếp xúc tâm lí giữa các đối tượng trong nhà trường.

Tác giả cũng phân tích thực trạng giáo dục văn hóa nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay nhằm làm rõ các mặt ưu và nhược điểm của nó. Thực tế cho thấy việc tích hợp giáo dục văn hóa giao tiếp trong mọi mặt hoạt động của người học chỉ thật sự hiệu quả khi môi trường văn hóa nhà trường đủ tầm ảnh hưởng đến người học cộng với một chương trình đào tạo tối ưu, hệ thống, chặt chẽ, thực sự tích cực hóa hoạt động của người học. Thiếu đi các yếu tố đó, việc coi giáo dục văn hóa giao tiếp là nhiệm vụ tất yếu của tất cả các môn học cũng là điều kiện thuận lợi để xóa nhòa nó. Thêm vào đó, kiến thức và kĩ năng thu lượm sẽ vụn vặt, sự nhầm lẫn kiến thức và kĩ năng hành vi giao tiếp văn hóa cũng đồng thời đến với người học. Bên cạnh đó, với một vấn đề nhấn mạnh tính kĩ năng, tức cần thực hành như giao tiếp có văn hóa, việc dạy học thông qua các hoạt động được xem là điều kiện cần.

Kết quả nghiên cứu về tâm lí học – giáo dục học cho thấy: Giáo dục văn hóa giao tiếp cần được tiến hành khi trẻ bắt đầu tham gia vào quá trình giao tiếp và thông qua một quá trình lâu dài với nhiều cách thức khác nhau. Dạy học ngày nay là hoạt động mở, không chỉ liên quan đến thầy và trò. Tuy nhiên, cần phải tạo cơ sở pháp lí rõ ràng, mở đường cho việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho người học; đổi mới hoạt động dạy học; Xây dựng văn hóa học đường nói chung và văn hóa giao tiếp trong nhà trường nói riêng đủ mạnh để có thể ảnh hưởng ngược trở lại đối với người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ánh Tuyết (2006). GT Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Quang Uẩn (CB)(2006). GT Tâm lí học đại cương, NXB Giáo dục.

Nhà trường cho học sinh nghỉ tết sớm trước cả tuần: Đúng hay sai?

Nguồn hình: https://vietnamhoinhap.vn/article/nha-truong-cho-hoc-sinh-nghi-tet-som-truoc-ca-tuan-dung-hay-sai---n-17001

 
Trở ngại tâm lí trong việc thực hiện hành vi đạo đức của học sinh tiểu học Việt Nam PDF. In Email
Thứ năm, 13 Tháng 5 2021 10:08

Nguyễn Thị Thu

Trong tiến trình đổi mới, hội nhập với thế giới, sự thay đổi về kinh tế xã hội ở Việt Nam đã có những tác động lớn đến người học. Trong đó, đạo đức đang là phương diện nhận được sự quan tâm của chính phủ cũng như đông đảo người dân bởi sự lệch pha, thậm chí là mâu thuẫn giữa kết quả học tập, rèn luyện ở trường với các hành vi đạo đức trong cuộc sống thực của người học. Tình trạng này cho thấy người học đang gặp phải những trở ngại, đặc biệt là trở ngại tâm lí trong quá trình lĩnh hội hành vi đạo đức. Xác định các trở ngại tâm lí và tìm kiếm giải pháp giảm thiểu chúng trong hoàn cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay là nội dung trọng tâm của bài viết này.

Qua việc phân tích các yếu tố cần thiết cho quá trình lĩnh hội chuẩn mực hành vi, thực tế hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông, tác giả đã xác định các trở ngại chủ yếu của học sinh tiểu học trong việc thực hiện hành vi đạo đức đến từ:

  1. Quá trình lĩnh hội các giá trị của bài học Đạo đức,
  2. Cách xử lí tình huống bài học của giáo viên,
  3. Cách đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh,
  4. Cách tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan.

Qua đó, tác giả cũng đề xuất các biện pháp giảm thiểu các trở ngại đã nêu. Hai vấn đề được tác giả đề xuất là công tác bồi dưỡng, hỗ trợ giáo viên để họ có cách tiếp cận đúng về giáo dục hành vi đạo đức phù hợp với trẻ em tiểu học ngày nay và nghiên cứu, xây dựng các mô hình hỗ trợ giải quyết các trở ngại trong giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm địa phương. Bên cạnh đó là việc cải thiện mối quan hệ giữa người lớn với trẻ ở cả trong và ngoài nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]      Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2005). Đạo đức học. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2]      Nguyễn Thị Kim Dung (2008). Những định hướng đổi mới cơ bản trong chương trình giáo dục đạo đức tiểu học của Trung Quốc. Tạp chí Giáo dục, số 197, 53-55.

Hồ Ngọc Đại (2009). Bạn – tôi cho xưng hô học đường, Kỉ yếu Hội thảo “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”, Trung tâm phát triển nghiệp vụ sư phạm, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

 
Xây dựng hệ thống kiến thức sinh học cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học theo định hướng phát triển năng lực PDF. In Email
Thứ tư, 12 Tháng 5 2021 18:54

Nguyễn Minh Giang

Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh là quan điểm chủ đạo và yêu cầu cần đạt được trong tất cả các môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hệ thống các kiến thức sinh học được cấu thành một hệ thống chặt chẽ ở các cấp lớp, sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính và một số kiến thức đồng tâm. Tuy nội dung không quá chuyên sâu nhưng trải rộng trong các mảng kiến thức chính là thực vật và động vật, nấm, vi khuẩn, con người và sức khoẻ, sinh vật và môi trường. Các kiến thức này đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên để từ đó biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường. Thông qua các hoạt động học tập của lĩnh vực này, học sinh dần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đặc biệt hệ thống kiến thức về sinh lý người giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống một cách khoa học.

Xuất phát từ nội dung và mục tiêu của môn Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 và Khoa học 4, 5 ở tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc lựa chọn các nội dung thuộc lĩnh vực sinh học cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học không những phải đáp ứng các yêu cầu của chương trình, mà còn cung cấp những phương pháp dạy học đặc trưng, giúp sinh viên có thể triển khai các nội dung này ở giai đoạn tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Trong nghiên cứu này đã so sánh và tổng kết các nội dung kiến thức Sinh học giữa chương trình cũ và mới ở tiểu học. Trên cơ sở đó đã biên soạn thành giáo trình phù hợp để phục vụ cho giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học. Hệ thống kiến thức bao gồm sinh lý học trẻ em, sinh học động vật, sinh học thực vật, vi khuẩn, nấm và giáo dục môi trường. Phương tiện dạy học khá đa dạng gồm mẫu vật thật, mô hình, tranh ảnh và dữ liệu điện tử. Phương pháp dạy học chủ đạo gồm quan sát, thực hành, thí nghiệm và điều tra, tập trung vào phát triển năng lực thể chất, năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các kiến thức sinh học để dạy học ở tiểu học.

 
Xây dựng nội dung tích hợp giáo dục tài chính cho học sinh lớp 3 tại thành phố hồ chí minh PDF. In Email
Thứ tư, 12 Tháng 5 2021 18:53

Nguyễn Minh Giang

Giáo dục tài chính (GDTC) được hiểu là một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư hiểu biết về các khái niệm, sản phẩm và rủi ro tài chính để phát triển các kĩ năng nhận biết các rủi ro và cơ hội tài chính. Từ đó, họ đưa ra các quyết định và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình. GDTC giúp cải thiện trình độ hiểu biết về tài chính, giúp các cá nhân vượt qua những tổn thương do hoàn cảnh, phá vỡ các rào cản tâm lí và khoảng cách địa lí. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có chính sách GDTC quốc gia. Tuy nhiên, một số ngân hàng và tổ chức phi chính phủ đã thực hiện GDTC trong rất ít trường học và cộng đồng dân cư, nhưng hiệu quả tác động đến thay đổi nhận thức về tài chính không đáng kể. Theo kết quả điều tra về thái độ và hành vi tài chính của Việt Nam cho thấy, song song với việc cải thiện giáo dục phổ thông nói chung, việc trang bị các kiến thức về GDTC là cần thiết để cải thiện các hành vi tài chính như tiết kiệm và tiêu dùng hợp lí. Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge (2013), thói quen sử dụng tiền của trẻ định hình từ khi chúng 7 tuổi. Với độ tuổi còn nhỏ, HS khó nhận thức mọi thứ xung quanh đúng đắn nếu không có sự tác động tích cực cũng như các biện pháp giáo dục phù hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội. GDTC cần được dạy và cần thực hành thường xuyên để hình thành kĩ năng quản lí tài chính từ giai đoạn trẻ em và thanh thiếu niên một cách hệ thống. Mục tiêu của việc GDTC là giúp HS có thể đưa ra các quyết định về tài chính tốt nhất, tránh những sai lầm, có thể kháng lại những áp lực tài chính từ bạn bè, xã hội trong tương lai.

Dựa trên nguyên tắc SOS và kết quả khảo sát thực trạng một số trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, nghiên cứu này đã bước đầu xây dựng được hệ thống các chủ đề GDTC tích hợp vào các môn học và hoạt động trải nghiệm để hình thành kĩ năng quản lí tài chính cho HS lớp 3 theo một hệ thống. Các chủ đề có mối quan hệ mật thiết với nhau bao gồm: (1) “Tìm hiểu chung về tiền”, HS được tìm hiểu về những tờ tiền của Việt Nam đang sử dụng hằng ngày với tất cả các mệnh giá. Ngoài việc biết tất cả các mệnh giá tiền Việt Nam, HS còn được nâng cao tình yêu quê hương, đất nước thông qua việc khám phá những cảnh đẹp, địa danh nổi tiếng được in phía sau các tờ tiền. (2) “Em giữ tiền như thế nào”, HS nhận thức được số tiền mình hiện có và những nơi thích hợp để cất giữ cẩn thận tiền của mình. Làm thế nào để giúp HS ý thức và tự giác tiết kiệm tiền? (3) “Nguồn gốc, giá trị của tiền”, HS nhận thức được nguồn gốc của tiền chính là từ sức lao động của ba mẹ, từ phần thưởng khi em có điểm tốt, phụ giúp ba mẹ một số công việc ở nhà. (4) “Cá tính của em về tiền”, HS sẽ được trải nghiệm làm những nhà tranh luận, đưa ra quan điểm về tiền qua 04 câu chuyện về kẻ khoe khoang, né tránh, theo sau và tiết kiệm. Cuộc tranh luận nhằm phát huy kĩ năng hùng biện của HS chứ không đưa ra kết luận đúng sai. Qua cuộc tranh luận, HS sẽ xác định được cá tính của mình về tiền bạc. (5) “Những nguyên tắc đơn giản của tỉ phú”, HS được tìm hiểu về một số tỉ phú nổi tiếng trên thế giới và những nguyên tắc đơn giản của họ về vấn đề tiền bạc. Từ đó, HS có thể học hỏi, thử áp dụng để giúp tăng nhanh số tiền tiết kiệm. (6) “Phân biệt cần - muốn”, HS học một kĩ năng quan trọng trong việc quản lí tài chính, đó là kiểm soát được việc sử dụng tiền của mình với quy tắc sử dụng tiền: Tập trung vào thứ mình cần, hạn chế mua thứ mình muốn. Ngoài ra, HS còn được học một số mẹo nhỏ để xác định nhanh chóng thứ mình cần và thứ mình muốn. (7) “Tiết kiệm tiền” là chủ đề giúp HS chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm của chính bản thân trong quá trình học và áp dụng kĩ năng quản lí tài chính vào cuộc sống. (8) “Tiêu dùng thông thái” là chủ đề cuối cùng sau khi HS được học cách tiết kiệm (S) và từ thiện (O) được tổ chức thông qua các hoạt động thực tế như đi chợ, đi siêu thị, hội chợ mini, … để HS có cơ hội trải nghiệm và tự rút ra cho mình những bài học và kinh nghiệm tiêu dùng.