Khoa Giáo dục Tiểu học (old)
http://khoagdth.hcmup.edu.vn
  
Trang Chủ Tư liệu tham khảo
Thư thời @ PDF. In Email
Thứ ba, 13 Tháng 12 2011 16:00

Thư thời @


Nguyễn Thị Ly Kha

 

Những cánh thư

náo nức

bay nhanh

phím chữ

dẹt mắt

ngóng trông.

Màn hình

lặng ngắt

thinh không…

 

Đọc thêm...
 
Quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ GV tiểu học PDF. In Email
Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 09:54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––––

Số: 48/2000/QĐ-BGD&ĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ,
XẾP LOẠI CHUYÊN MÔN - NGHIỆP VỤ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tiểu học,

 

Đọc thêm...
 
Điều lệ Trường tiểu học PDF. In Email
Thứ tư, 24 Tháng 8 2011 09:28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐIỀU LỆ

Trường tiểu học

(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT

ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Ch­ương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Điều lệ này quy định tổ chức và hoạt động của trường tiểu học bao gồm: tổ chức và quản lí nhà trường; chương trình giáo dục và hoạt động giáo dục; giáo viên; học sinh; tài sản của nhà trường; nhà trường, gia đình và xã hội.

2. Điều lệ này áp dụng cho trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục cấp tiểu học.

Điều 2.  Vị trí trư­ờng tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Đọc thêm...
 
Truyện viết trên đường PDF. In Email
Thứ năm, 21 Tháng 4 2011 08:16

Câu chuyện thứ ba (tiếp theo)

Từ đồng nghĩa

        Lần ấy, tôi cùng mấy người bạn xuống Cần Thơ có việc nhân tiện chiêm ngưỡng cây cầu mới. Khánh thành cả gần tháng nay mà người đổ về cầu vẫn nườm nượp. Thế mới biết dân mình khao khát trông chờ những công trình phục vụ cho an sinh và cho sự phát triển của đất nước đến nhường nào. Chúng tôi nghỉ ăn trưa ở nhà hàng Miền Tây II cùng mấy người bạn hiện đang làm việc tại địa phương. Cậy là dân thổ địa, công tác ở lĩnh vực kinh doanh tiền nhiều nên họ đãi chúng tôi khá thịnh soạn. Chủ yếu là món rùa, rắn – được xem là đặc sản của vùng. Nhìn những tia máu rắn đang loang dần ra trong chai rượu trắng, tôi rùng mình, cứ nghĩ sao con người ác thế, ăn thịt uống máu của muôn loài. Trong câu chuyện hỏi thăm nhau về người này người kia lâu ngày không gặp, T. hỏi B – chị bạn đi cùng nhóm tôi: Bà nhớ thằng M “gáy” không? Nhớ chứ. Hồi này vợ con sao rồi, còn hay “gáy” không? Lúc đầu tôi tưởng mình nghe nhầm ngáy thành gáy. Nhưng khi từ gáy được lặp lại, tôi ngạc nhiên hỏi: Gáy là thế nào? B cười giải thích: Gáy là nói nhiều cũng như một vài nơi gọi là nổ, hót ấy mà. Tôi ớ ra và nhớ lại sự việc cũng mới diễn ra cách đây chưa lâu. Hôm ấy, sau lễ phát bằng tốt nghiệp lớp ĐH của quận, chúng tôi được sinh viên mời dự tiệc. Mấy chị em khoa tôi được sắp xếp ngồi cùng bàn với các vị có chức sắc của Phòng và Trường BD, hiệu trưởng hiệu phó mấy trường trong quận. T. H – hiệu phó trường Z (có vợ trước là sinh viên của tôi, học khoa ngữ văn). Anh này nói liên tục, nói hết cả phần người khác. T ghé tai tôi thì thầm: Cô đừng lạ. Ông này “pháo” lắm. Trong cái trường biểu thị tính nói nhiều, nói quá lên hóa ra có nhiều từ độc đáo ấn tượng ghê. Nào là nổ, pháo và bây giờ phương ngữ miền Tây Nam Bộ lại có gáy. Quá hay. (ANVU. Còn nữa)

 

 
«Bắt đầuLùi123456Tiếp theoCuối»

Trang 2 trong tổng số 6

Tin hành chính

Tin Chính trị - Xã hội