280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP.HCM
ĐT: (+84) - (8) - 38352020 - Fax: (+84) - (8) - 38398946
  
Tin Tức - Sự Kiện Kỉ niệm 35 năm ngày thành lập trường
Hoạt động nghiên cứu khoa học (Giai đoạn 2006 - 2011) PDF In Email
Thứ tư, 08 Tháng 2 2012 11:01

1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ

Cùng với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH) trong giảng viên và sinh viên là nhiệm vụ hàng đầu của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 35 năm qua, Trường đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục. Trường tự hào vì trong đội ngũ giảng viên của mình có nhiều chuyên gia đầu ngành ở các lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, sư phạm. Rất nhiều giảng viên của Trường có chuyên luận, công trình được xuất bản, công bố trên các tạp chí khoa học hoặc ở các hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Nhiều người là chủ biên, chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện các công trình, đề tài khoa học lớn, tham gia viết giáo trình, tư liệu tham khảo, sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy cho các môn học trong Nhà trường. Không những đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cấp Trường, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường còn chủ trương liên kết, hợp tác thực hiện các đề tài với các các sở Khoa học Công nghệ và các đơn vị khác trên địa bàn Nam Bộ, đề tài “Trích xuất thông tin cấu trúc phân tử và theo dõi động hóa học bằng laser xung cực nhanh sử dụng cơ chế phát xạ sóng hài bậc cao” phối hợp thực hiện với Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) do PGS.TSKH. Lê Văn Hoàng, Khoa Vật lí làm chủ nhiệm, với kinh phí 300.000.000đ; đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và học sinh THPT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015” phối hợp thực hiện với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, do TS. Huỳnh Văn Sơn, Khoa Tâm lí-Giáo dục làm chủ nhiệm, với kinh phí 471.840.000đ....

Các đề tài nghiên cứu đều bám sát định hướng chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu về đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo trình và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của các đề tài/dự án, đặc biệt là các đề tài/dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, đã phần nào làm sáng tỏ những vấn đề của sự nghiệp giáo dục, góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho Trường và Bộ trong công tác chỉ đạo đối với vùng, miền.

Trong 5 năm qua, hoạt động khoa học công nghệ của Trường đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, số lượng đề tài và kinh phí thực hiện tăng lên hàng năm (Xem biểu đồ 1 và 2).

Biểu đồ 1. Số lượng đề tài NCKH của giảng viên, cán bộ giai đoạn 2006 – 2010 (đơn vị: đề tài)

Biểu đồ 2. Kinh phí các đề tài NCKH của giảng viên, cán bộ giai đoạn 2006-2010 (đơn vị: triệu đồng)

Giai đoạn 2006-2010, Trường thực hiện 8 đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ. Các đề tài này đã góp phần giải quyết một số vấn đề của ngành giáo dục:

  • Đề tài "Hoàn thiện và triển khai chương trình, tài liệu hướng dẫn giảng dạy về giáo dục bảo vệ môi trường ở trường trung học phổ thông các tỉnh phía Nam và tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên THPT", mã số B.2005.23.09-DA67, chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã hoàn thiện bộ tài liệu giáo dục môi trường qua một số môn học, bồi dưỡng cho 70-120 giáo viên PTTH về giáo dục môi trường.
  • Đề tài "Các giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học đồng bằng sông Cửu Long", mã số B.2006.19.15TĐ, chủ nhiệm là TS.Nguyễn Thị Quy, Viện NCGD. Công trình đã nêu được thực trạng và chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Đề tài đưa ra hai giải pháp chính trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bằng những công việc cụ thể: đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động hỗ trợ dạy học. Giải pháp đã được thử nghiệm thành công tại Trường Tiểu học phường 1, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
  • Đề tài "Xây dựng chuẩn kiến thức và kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh", mã số B.2007.25.35.TĐ, chủ nhiệm là PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, Viện NCGD. Đề tài có tính cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực. Công trình đã nghiên cứu xây dựng bộ chuẩn kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Kiến thức tâm lí học có 12 tiêu chuẩn với 44 tiêu chí; kiến thức giáo dục học: 13 tiêu chuẩn với 35 tiêu chí. Kĩ năng nghiệp vụ sư phạm gồm 2 nhóm với 9 kĩ năng về tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục với 31 tiêu chuẩn, 92 tiêu chí.
  • Đề tài "Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm định cho các chương trình đào tạo tại các trường đại học sư phạm", mã số B2007.19.33 TĐ, chủ nhiệm: TS. Bạch Văn Hợp, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đề xuất bộ tiêu chuẩn kiểm định chung cho các chương trình đào tạo giáo viên của các trường ĐHSP Việt Nam, đồng thời giới thiệu các bộ tiêu chuẩn cho các chương trình đào tạo Toán học, Tâm lí học, Giáo dục Đặc biệt, Công nghệ Thông tin, Khoa học xã hội.
  • Đề tài "Thiết kế phần mềm hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học bậc Tiểu học", mã số B2007.19.32.TĐ, chủ nhiệm là ThS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện NCGD. Đề tài đã khảo sát nội dung giảng dạy và chuẩn kiến thức của từng môn, từng lớp học trong bậc Tiểu học; thiết kế một phần mềm hỗ trợ việc dạy và học các môn học gồm: bài giảng, bài kiểm tra tại lớp, bài luyện tập ở nhà; tổ chức dạy thử nghiệm. Các phần mềm hỗ trợ dạy và học bậc Tiểu học được ứng dụng rộng rãi cho việc giảng dạy tại các Khoa Giáo dục Tiểu học của các trường đại học và cao đẳng sư phạm và ở nhiều trường tiểu học tại các tỉnh, thành phía Nam.

Giai đoạn 2006 – 2010, Trường đã thực hiện:

  • 78 đề tài cấp Bộ;
  • 152 đề tài cấp Cơ sở.

Trong đó có:

  • 82 đề tài nghiên cứu cơ bản;
  • 140 đề tài nghiên cứu ứng dụng.

Trường tập trung đầu tư kinh phí cho 66 đề tài KHXH, 54 đề tài KHTN, 110 đề tài KHGD với tổng kinh phí 9.098.000.000 đồng.

Trường đã tổ chức đánh giá nghiệm thu:

  • 45 đề tài cấp Bộ (39 đề tài đạt loại Tốt, 6 đề tài đạt loại Khá);
  • 66 đề tài cấp Cơ sở (56 đề tài đạt loại Tốt, 10 đề tài đạt loại Khá);
  • Thực hiện thanh lí 16 đề tài.

Trong quản lí thực hiện đề tài nghiên cứu, Trường đã:

Xây dựng kế hoạch NCKH, triển khai xuống các đơn vị; tiến hành tuyển chọn; kí kết hợp đồng triển khai thực hiện đề tài; quản lí tiến độ thực hiện đề tài; nghiệm thu đúng thủ tục; chú trọng chất lượng chuyên môn trong việc ra Quyết định thành lập các Hội đồng...

Tuy nhiên, số đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Trường, cấp Bộ đến cấp Quốc gia vẫn chưa tương xứng với tiềm năng nghiên cứu của đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần do giảng viên đầu ngành thường phải đảm nhận khối lượng giờ giảng dạy quá lớn, một phần vì kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế, sự đãi ngộ đối với người nghiên cứu khoa học chưa phù hợp...

Trong thời gian tới, với việc ban hành, thực hiện Quy định về định mức thời gian làm việc đối với giảng viên, công tác Nghiên cứu Khoa học của Trường chắc chắn sẽ được đẩy mạnh.

Với những thành tích đạt được, Trường đã vinh dự được Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen về “thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2006 - 2010

2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Để đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo của một trường trọng điểm, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến công tác NCKH trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, mà còn chú ý đến việc tổ chức, quản lí công tác NCKH trong sinh viên.

Phòng KHCN&TCKH, dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các khoa trong việc triển khai hoạt động NCKH của sinh viên ngay từ đầu năm học. Số sinh viên đăng kí thực hiện đề tài NCKH năm sau cao hơn năm trước, số thầy cô hướng dẫn sinh viên NCKH cũng tăng lên (Xem biểu đồ 3).

Biểu đồ 3. Số lượng đề tài sinh viên
Nghiên cứu Khoa học giai đoạn 2006 – 2011


Hàng năm, Khoa, Tổ Bộ môn và Trường tổ chức Hội nghị sinh viên NCKH, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên báo cáo kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu. Hội nghị in kỉ yếu, công bố kết quả nghiên cứu của sinh viên. Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường xét chọn đề tài khen thưởng ở cấp Trường, gửi tham dự Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp Bộ và Giải thưởng EURÉKA. Nhiều sinh viên đạt kết quả cao trong học tập và NCKH được chuyển tiếp học cao học, được giữ lại giảng dạy tại Trường hoặc đưa đi đào tạo ở nước ngoài.

Số lượng giải thưởng SV NCKH từ năm 2006


Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên là những nội dung khám phá trong quá trình học tập hay một phần nội dung nghiên cứu của giảng viên trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ.

Đặc biệt, tại Hội nghị tổng kết 20 năm Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”, Trường đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức hoạt động Sinh viên NCKH giai đoạn 2000 - 2010.

Với động lực là những thành tích đã đạt được trong giai đoạn vừa qua, thời gian tới, hoạt động SV NCKH của Trường chắc chắn sẽ khởi sắc hơn.

Bieåu ñoà 1. Soá löôïng ñeà taøi NCKH cuûa giaûng vieân, caùn boä giai ñoaïn 2006 – 2010 (ñôn vò: ñeà taøi)

 
          Tin Tức khoa-phòng ban   
          Thông báo chung   



bogddt hethongvb tuyensinh_thi diendan hanhchinh giaotrinhdt taignuyengd
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật
Cẩm nang điện tử & Thi Tuyển Sinh Diễn Đàn Giáo Dục Thủ Tục Hành Chính Trong Giáo Dục Giáo Trình Điện Tử Tài Nguyên Giáo Dục Và Học Liệu