Cơ sở Toán học và yếu tố thực tiễn của một số kiến thức toán tiểu học In
Thứ hai, 14 Tháng 9 2015 00:52

Dương Minh Thành *

Tóm tắt: Bài báo này điểm lại cơ sở toán học và yếu tố thực tiễn hình thành nên một số kiến thức toán tiểu học. Để có cái nhìn khách quan, chúng tôi xem xét các kiến thức toán đó trong những bộ sách giáo khoa (SGK) khác nhau hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam, Singapore và Mĩ.

Từ khóa: kiến thức toán, sách giáo khoa, yếu tố thực tiễn, thiết kế chương trình.

THE MATHEMATIC FOUNDATION AND PRACTICAL FACTORS
OF SOME MATH KNOWLEDGE AT PRIMARY SCHOOLS

Abstract: This article reviews the mathematic foundation and practical factors that form some math knowledge for primary education. In order to have an objective view, the researcher examines such knowledge in various textbooks that are currently used in Vietnam, Singapore and the US.

Keywords: Math knowledge, textbook, practical factor, curriculum design.

Đào tạo giáo viên tiểu học là một công việc phức tạp ở đó đơn vị đào tạo phải có trách nhiệm giúp sinh viên chuẩn bị kĩ lưỡng kiến thức về phương pháp dạy học cũng như phải giúp họ nắm được kiến thức toán tiểu học (và nhiều kiến thức khác) ở mức độ am hiểu. Ví dụ một giáo sinh tiểu học khi ra trường cần phải trả lời thành thục những câu hỏi “Phân số là gì?”, “Làm sao giúp học sinh so sánh được hai phân số?”, “Cộng hai phân số được giải thích như thế nào?”. Do đó dẫn tới việc cần phải xác lập cơ sở toán học của các kiến thức toán tiểu học. Điều này không chỉ giúp cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học xây dựng chương trình toán bậc đại học mà còn giúp các nhà soạn thảo chương trình, SGK có thêm thông tin về yếu tố khoa học toán học (bên cạnh khoa học giáo dục) để đưa ra được cách tối ưu trong việc truyền tải kiến thức đó đến được đối tượng học sinh.

Một khía cạnh khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn một kiến thức cũng như mức độ của nó để đưa vào trong SGK là yếu tố thực tiễn. Ở bậc tiểu học, với đặc trưng hình thành kiến thức toán ở mức độ nhận diện hoặc phát hiện, hình thành những quy tắc cơ bản đầu tiên của toán học (chẳng hạn quy tắc đếm) thì đòi hỏi phải chú ý đến yếu tố thực tiễn. Đối với học sinh tiểu học, khó có thể xuất phát từ một tình huống toán học để xây dựng một kiến thức toán học tiếp theo mà phải xuất phát từ một yếu tố thực tế, thực tế ở đây gắn với thế giới xung quanh học sinh. Cách xuất phát này cũng giúp dẫn đến cái đích cuối cùng: học sinh thấy được yếu tố toán học trong đời sống thực tiễn.

[ … [†] ]

 

 


* TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[†] Toàn văn được đăng từ trang 97 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015