Mở rộng vốn từ và dạy học nghĩa từ cho học sinh Tiểu học In
Chủ nhật, 13 Tháng 9 2015 23:51

Vũ Thị Ân *

Tóm tắt: Sự lĩnh hội từ ngữ của học sinh tiểu học là một quá trình từ đơn giản đến phức tạp, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng... Bài viết này bàn về việc mở rộng vốn từ trong sự tích hợp với dạy học nghĩa từ cho học sinh tiểu học. Việc vận dụng linh hoạt các cách thức cụ thể với những thao tác đơn giản trong mở rộng vốn từ và dạy nghĩa của từ là những vấn đề mà giáo viên cần quan tâm một cách thường xuyên, liên tục và tích hợp trong dạy học các phân môn Tiếng Việt nói riêng và dạy học các môn học khác nói chung.

Từ khóa: nghĩa từ, trường nghĩa, dạy học nghĩa từ, học sinh tiểu học.

 

ENRICHING VOCABULARY AND TEACHING THE MEANINGS OF NEW WORDS

TO PRIMARY SCHOOL STUDENTS

Abstract: The process of building up vocabulary of primary school children moves from simple to more complicated aspects, and from small to larger scales. This paper discusses the process of enriching vocabulary integrated with teaching the meanings of new words to primary school students. Flexible application of specific ways combined with simple strategies in building up vocabulary and teaching meanings of new words is what teachers should focus on frequently and continuously in their teaching of subjects related to Vietnamese language in particular and other science subjects in general.

Keywords: meanings of new words, semantic field, teaching the meanings of new words, primary school students.

 

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là một quá trình liên tục. Quá trình đó đi từ đơn giản đến phức tạp tùy thuộc vào nhận thức, vào hoàn cảnh sống, vào nhiệm vụ học tập của các em ở từng giai đoạn. Sự lĩnh hội về từ vựng – một đơn vị ngôn ngữ nằm trong quy luật ấy.

Ban đầu là việc nhận biết những từ có cấu tạo đơn giản (từ đơn đơn âm) như nhà, bàn, chạy, chơi, đỏ, vui; sau là nhận biết và sử dụng các từ có cấu tạo phức tạp hơn (từ láy, từ ghép) như nhà cửa, nhà hàng, chạy nhảy, chạy chọt, vui chơi, vui miệng, vui vẻ, xanh đỏ, xanh xao, xanh rờn Vốn từ của các em được mở rộng dần cùng quá trình tiếp nhận các nội dung học tập ở từng khối lớp, quá trình giao tiếp ở những phạm vi rộng hơn. Bắt đầu là những từ ngữ biểu thị các sự vật hiện tượng, các hoạt động, trạng thái, tính chất… mang nghĩa cụ thể như: hoa, đi, vàng, đẹp, lom khom, tí tách, v.v.. Sau là những từ ngữ biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tình cảm, phát triển, tự hào, can đảm, lầm lì, cần cù, kiên trì Từ chỗ nhận biết nghĩa gốc – cái nghĩa không giải thích được lí do của tên gọi – của từ như: mắt (đôi mắt); mọc (cây mọc); đẹp (áo đẹp, tranh đẹp…), nhạt (canh nhạt, xanh nhạt…), dâng (nước dâng đầy)… các em biết xác định nghĩa chuyển như: mắt (mắt xích, mắt lưới), mọc (trăng mọc, mọc răng), đẹp (cử chỉ đẹp, đẹp nết), tươi (nụ cười tươi), nhạt (cười nhạt), dâng (dâng hương; dâng một quả xôi đầy – TV5)…

[ … [1] ]

 


* TS, Trường Đại học Sư phạm TPHCM

[1] Toàn văn được đăng từ trang 64 Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm TPHCM, số 6 (71)/2015